Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Hạ thủy tàu ngầm đầu tiên của VN




Nhà máy đóng tàu Admiralteisky
Nhà máy đóng tàu Admiralteisky thực hiện hợp đồng cho Việt Nam
Nhà sản xuất của Nga chính thức hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong loạt sáu chiếc Việt Nam đặt mua.
Bộ phận báo chí của Công ty Cổ phần Nhà máy đóng tàu Admiralteisky loan báo hôm thứ Ba 28/8 rằng nhà máy này sẽ hạ thủy tàu ngầm Project 636 trong ngày.
Sau khi hạ thủy, chiếc tàu ngầm này sẽ được thử nghiệm để chuyển cho Việt Nam "vào mùa xuân năm 2013".
Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm Project 636 "Kilo" dùng cả dầu diesel và điện năng, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, cho Việt Nam.
Cũng theo bộ phận báo chí của nhà máy này, trong tháng Tám vừa qua, Nhà máy đóng tàu Admiralteisky đã ký kết với tập đoàn bảo hiểm SOGAZ một hợp đồng bảo hiểm cho loạt sáu tàu ngầm Project 636 của Việt Nam với giá trị bảo hiểm là 2 tỷ đôla.
Hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực cho đến tháng 9/2016 và bao gồm "các lần hạ thủy tàu ngầm, thực hiện neo đậu, thử nghiệm tại nhà máy sản xuất và kiểm tra cấp nhà nước, đồng thời bao gồm cả việc thực hành các thao tác trên tàu và vận chuyển cho tới khi chuyển giao cho khách hàng".

Sớm trước thời hạn

Nhà máy Admiralteisky chuyên về đóng tàu ngầm và tàu nổi chở dầu.
Đây là công ty cổ phần nhưng có sự tham gia đặc biệt của Nhà nước Nga.
Nếu như mọi việc suôn sẻ, toàn bộ hợp đồng sáu chiếc tàu ngầm sẽ được thực hiện trước năm 2016, sớm trước thời hạn dự tính từ trước là hai năm.
Việc đẩ̉y nhanh tiến độ này được cho là do nhu cầu đòi hỏi, nhất là trong tăng cường năng lực phòng thủ biển của Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng nói rằng tàu ngầm là "một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội" của Việt Nam.
Tuy nhiên ông khẳng định quân đội Việt Nam chỉ sử dụng loại vũ khí đặc biệt này "vào mục đích bảo vệ Tổ quốc", tức tự vệ.
Indonesia cũng đang chuẩn bị nhận ba tàu ngầm diesel-điện từ Nam Hàn. Hiện Indonesia chỉ có hai tàu ngầm loại cũ, nhưng Jakarta muốn tăng con số này lên 10 chiếc trong vòng 12 năm tới.
(Theo BBC)

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

‘Bão trên Biển Đông’



Theo BBC






Mỹ rất quan ngại trước các động thái của Trung Quốc xung quanh 'thành phố Tam Sa'


Jim Webb, thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Mỹ đại diện cho tiểu bang Virginia, hôm thứ Hai ngày 20/8 đã có bài bình luận về sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và thái độ của Mỹ trên nhật báo Wall Street Journal dưới tiêu đề ‘Bão đang nổi trên Biển Đông’. BBCVietnamese xin giới thiệu với quý vị.


Kể từ Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ đã chứng tỏ vai trò hết sức cần thiết trong việc gìn giữ ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương mặc dù đã có các cuộc chiến nhiều mất mát ở Triều Tiên và Việt Nam và bất chấp chu kỳ quyền lực đã luân chuyển từ Nhật Bản sang Liên Xô và bây giờ là Trung Quốc.


Sự can dự của chúng tôi đã đem lại lợi ích là những câu chuyện thành công trong lịch sử Mỹ và lịch sử châu Á, giúp cho những quốc gia được gọi là ‘hạng hai’ trong khu vực có cơ hội phát triển về kinh tế và trưởng thành về chính trị.
Nóng bỏng chủ quyền


Khi khu vực này ngày càng trở nên thịnh vượng, vấn đề chủ quyền lại càng trở nên nóng bỏng. Trong vòng hai năm qua Nhật và Trung đã có những lần va chạm công khai tại quần đảo Senkaku mà cộng đồng quốc tế thừa nhận là thuộc quyền quản lý của Nhật Bản.



Trung Quốc và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều tuyên bố có chủ quyền với quần đảo Trường Sa – nơi đã chứng kiến cuộc đối đầu tiếp diễn giữa Bắc Kinh và Manila.


Những tranh chấp như thế không chỉ là vấn đề tự hào lịch sử mà còn liên quan đến những vấn đề quan trọng khác như hàng hải, quyền đánh bắt và các tài nguyên giá trị tiềm tàng dưới lòng vùng biển rộng đến hàng ngàn dặm xung quanh các quần đảo tranh chấp. Không nơi nào mà căng thẳng gia tăng lại có thể nhìn thấy rõ ràng như trong vấn đề tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vốn ngày càng trở nên gay gắt.


Vào ngày 21/6, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập một đơn vị hành chính mới mà họ gọi là Tam Sa với trụ sở chính quyền đặt trên đảo Woody (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng còn Việt Nam gọi là Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo Woody này không có dân bản địa và cũng không có nguồn nước ngọt tự nhiên nhưng lại có đường băng có thể hỗ trợ các máy bay quân sự, một bưu điện, một ngân hàng, một cửa hàng tạp hóa và một bệnh viện.


Quần đảo Hoàng Sa nằm về cách đảo Hải Nam, điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc, hơn 200 hải lý về phía đông nam nhưng nằm ngay phía đông bờ biển miền Trung Việt Nam.





Thượng nghị sỹ Jim Webb là người có mối liên hệ với Việt Nam


Việt Nam kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này – nơi đã diễn ra một trận chiến vào năm 1974 khi quân đội Trung Quốc tấn công để đẩy binh lính của chế độ miền Nam Việt Nam ra khỏi đảo.


Các cuộc xung đột tiềm tàng có thể bắt nguồn từ việc ra đời của đơn vị hành chính mới này của Trung Quốc vốn có phạm vi vượt xa quần đảo Hoàng Sa. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ phía Trung Quốc đã tuyên bố thêm rằng phạm vi tài phán của Tam Sa không chỉ là Hoàng Sa mà còn là toàn bộ biển Nam Trung Hoa.


Theo hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã thì Tam Sa quản lý ‘hơn 200 hòn đảo’ và ‘vùng biển rộng 2 triệu km vuông’.


Để củng cố cho việc bành trướng này, Trung Quốc đã bầu ra 45 đại biểu lập pháp để quản lý khoảng 1.000 người dân sống trên các hòn đảo cùng với một Ủy ban thường trực gồm 15 thành viên, một chủ tịch và một phó chủ tịch thành phố.


Những động thái chính trị này đi cùng với việc mở rộng quân sự và kinh tế, và giờ đây Trung Quốc lại bắt đầu mời thầu dầu khí tại những vùng biển mà cộng đồng quốc tế thừa nhận là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Trung Quốc đã đơn phương quyết định sát nhập vào lãnh thổ một vùng biển trải rộng về phía Đông đến tận Philippines và về phía Nam gần đến eo biển Malacca.


Đơn vị hành chính mới của Trung Quốc có diện tích lớn gần gấp đôi diện tích lãnh thổ của Việt Nam, Nam Hàn, Nhật Bản và Philippines cộng lại.
‘Mỹ yếu ớt’


Phản ứng của Mỹ cho đến nay là rất yếu ớt. Mãi đến ngày 3/8 Bộ Ngoại giao mới bày tỏ quan ngại chính thức về việc Trung Quốc ‘nâng cấp đơn vị hành chính... và thành lập một lực lượng trú đóng’ trên quần đảo tranh chấp.


Tuyên bố này của Bộ Ngoại giao đã được soạn thảo rất cẩn trọng trong khuôn khổ chính sách lâu nay của Mỹ là kêu gọi giải quyết các vấn đề chủ quyền trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và không sử dụng sức mạnh quân sự.



Ngay cả như thế mà chính phủ Trung Quốc còn phản ứng giận dữ. Họ cảnh báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ‘làm lẫn lộn phải trái và gửi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng’. Tờ Nhân dân nhật báo còn cáo buộc Mỹ là ‘thổi lửa và kích động chia rẽ và cố tình tạo ra sự thù địch với Trung Quốc’.


Ấn bản hải ngoại của họ cũng yêu cầu Mỹ phải ‘câm mồm’.


Thật sự là trong những năm qua sự dao động của Mỹ đã khiến Trung Quốc ngày càng mạnh bạo. Lập trường của Mỹ về tranh chấp chủ quyền ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương cho đến nay vẫn là không đứng về bên nào và các vấn đề phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan.


Các quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn đã nhiều lần kêu gọi sự can dự nhiều hơn từ phía quốc tế.


Trong khi đó, Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng mọi tranh chấp cần được giải quyết song phương – có nghĩa là hoặc sẽ không bao giờ giải quyết được hoặc giải quyết theo ý của Trung Quốc.


Với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, việc không đứng về phía nào cũng có nghĩa là Washington đã tạo điều kiện cho các hành động càng lúc càng hung hăng không có điểm dừng của Trung Quốc.
Bài học lịch sử


Hoa Kỳ, Trung Quốc và toàn bộ khu vực Đông Á giờ đây đã đến khoảnh khắc sự thật không tránh khỏi. Các tranh chấp chủ quyền mà các bên phải tìm kiếm giải pháp hòa bình là một chuyện; còn các hành động hung bạo lại là chuyện khác.





TNS Jim Webb tố cáo Trung Quốc ngày càng hung bạo trên Biển Đông


Thách thức này được giải quyết như thế nào không chỉ có tác động đối với Biển Đông mà còn đối với sự ổn định của khu vực Đông Á và tương lai của mối quan hệ Mỹ-Trung.


Lịch sử đã dạy chúng ta khi các hành động hung hăng từ một phía không được đáp trả, thì theo thời gian cái xấu chẳng bao giờ trở nên tốt hơn.


Không ở đâu mà quy luật này được thể hiện rõ như là với chu kỳ thay đổi quyền lực ở Đông Á.


Như sử gia Barbara Tuchman đã nhận thấy trong quyển tiểu sử mà bà viết về Tướng Joseph Stillwell của quân đội Mỹ thì lời khẩn cầu của Trung Quốc để Mỹ và Hội Quốc Liên giúp đỡ đã không được đáp ứng sau khi quân Nhật xâm lược Mãn Châu vào năm 1931 – một sự thờ ơ đã ‘tạo thành chất độc của sự dung dưỡng... vốn mở màn một thập kỷ chìm vào chiến tranh’ ở châu Á và các nơi khác.


Trong lúc nước Mỹ đang bận tâm vào cuộc bầu cử tổng thống thì toàn bộ khu vực Đông Á đang theo dõi Mỹ sẽ làm gì trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.


Khi họ thấy một hành động nào đó thì họ sẽ biết đấy là một phép thử. Họ đang chờ xem liệu Mỹ có xứng với vai trò không hề dễ chịu nhưng lại cần thiết là người bảo trợ đích thực cho sự ổn định của Đông Á hay không và liệu khu vực này một lần nữa có bị bao phủ bởi sự hung bạo và ức hiếp hay không.


Nước Trung Hoa của năm 1931 đã thấu hiểu mối nguy này và đã gánh chịu hậu quả trước sự bất lực của cộng đồng quốc tế. Vấn đề đặt ra là liệu Trung Quốc của năm 2012 có thật sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các chuẩn mực quốc tế có thể chấp nhận được và liệu nước Mỹ của năm 2012 có ý chí và năng lực để khẳng định rằng cách xử lý như thế mới là con đường duy nhất đem đến ổn định hay không.


Toàn thể Đông Á đang chờ đợi xem Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào trước sự hung hăng của Trung Quốc.


ĐỜI TƯ


Theo tumathien.wordpress.com
Ở xứ độc tài:
Cù Huy Hà Vũ kiện cha giành nhà
Bùi Thị Minh Hằng xã hội đen, máu trên máu dưới…
Các nhà dân chủ đồng thanh: chúng tôi không quan tâm đến đời tư
Ở xứ dân chủ:
Clinton vụng trộm với một em chân dài
Obama có thằng em nghiện hút…
Người dân Mỹ: chúng tôi rất muốn biết ông ấy là người như thế nào
Đời tư của một người cần phải được tôn trọng vậy tại sao cái xứ dân chủ lại bới móc đời tư của người khác một cách khốc liệt đến như vậy ? Vì đời tư chính là điểm phơi bày tư cách thật nhất của mỗi con người. Anh không có ảnh hưởng gì đến đất nước, cộng đồng thì đời tư của anh sẽ được tôn trọng. Nhưng nếu anh dấn thân vào con đường chính trị thì mọi người cần phải biết sự thật về con người của anh mà sự thật đó chỉ có thể tìm thấy ở đời tư chứ không phải qua những thủ thuật chính trị đánh bóng tên tuổi như kiện Thủ tướng hay ra mép hồ hô hào lòng yêu nước (ko có ý vơ đũa cả nắm). Biết được anh là người như thế nào thì chúng tôi mới dám bỏ phiếu, trao cái đất nước này cho các anh chứ. Thế mới có những anh ở nhà không ra gì nhưng ra xã hội bỗng được tôn vinh là… người yêu nước. Nếu chẳng may nghe lời bịp bợm của GS Thọ, TS Diện, GS Huệ Chi… thì ôi thôi, vận mệnh dân tộc này sẽ ra sao khi Bùi Thị Minh Hằng trở thành nguyên thủ quốc gia? Các vị có tự nguyện trao vận mệnh của mình cho em í thì tùy thích nhưng cả đất nước này thì không dám.
Nghịch lý thay các nhà dân chủ ở xứ độc tài hóa ra lại đạo đức (giả) hơn rất nhiều các chính trị gia ở xứ dân chủ.
Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào
Hãy cho tôi biết đời tư của anh, tôi sẽ cho xã hội biết anh là người như thế nào
P.S: Có lẽ Tư Mã Thiên sẽ phải mở thêm mục…. từ trong quần ra hè phố!

Đi tìm nguyên nhân Cu Vinh rút toàn bộ bài viết về Tiên Lãng


Theo tumathien.wordpress.com

Mấy hôm rày không lướt blog, đến hôm nay Tư Mã Thiên bỗng nghe như sét đánh ngang tai khi blogger Cu Vinh rút toàn bộ bài viết liên quan vụ Tiên Lãng. Có ẩn khúc gì đây ? Tiền đã mua được Cu Vinh hay các thế lực Tiên Lãng vẫn còn mạnh ? Thậm chí có blog google.tienlang còn phán “Cu Vinh bị Tom Cat sờ gáy’, blogger này còn kết luận: “Không chỉ xuyên tạc lời ông Bí thư Hải Phòng, nay ông nhà văn Nguyễn Quang Vinh dám xuyên tạc cả lời ông Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an”. Phải chăng từ vụ nhét chữ vào mồm Bí thư Thành ủy Hải phòng mà Cu Vinh đã phải rút bài ? Cu Vinh đã đính chính rồi nhưng liệu có đủ ?
Thôi thì hãy nghe lời giải thích từ Cu Vinh: “Những bài viết về Tiên Lãng là loạt bài viết theo phong cách báo chí, có ích cho một thời điểm nóng bỏng nhất… Blog mình trước hết vẫn là sân chơi cá nhân, nơi giao lưu bạn bè, và mở rộng kết nối bạn bè. Viết hay bỏ bài trong blog là quyền của người chơi blog.”
Vâng, bỏ bài là quyền của người chơi, nhưng có người chơi blog nào viết xong và bỏ bài của mình một cách không thương tiếc như vậy không? Mỗi bài viết, một con chữ đều là tâm huyết của người chơi, với nhà văn thì nó như là đứa con tinh thần, có ai dứt bỏ đứa con tinh thần của mình. Đến như Cu Vinh cũng viết: “Mình viết về Tiên Lãng, bỏ công bỏ sức điều tra về Tiên Lãng chỉ vì lòng trắc ẩn của một nhà văn, thấy cái xấu, cái ác, cái bất công thì dứt khoát không nhắm mắt, bịt tai”. Hàng chục số nhật ký hấp dẫn của Trưởng thôn khoai lang hoàn toàn vẫn có thể dễ dàng lưu trữ trên blog (miễn phí mà), chỉ cần Cu Vinh tuyên bố: “nghỉ viết về Tiên lãng” là đủ. Tư Mã Thiên cũng không cho rằng Cu Vinh rút bài vì bị Tom Cat sờ gáy hay vì muốn nổi tiếng. Mà nguyên nhân là….
Người chơi blog (cũng như giới báo chí) khi đã lao vào một vụ nổi tiếng thì sẽ bị say tin, nhiều nguồn tin, nhiều mối quan hệ tác động… dẫn đến nhiều bài viết hấp dẫn phục vụ độc giả, làm rõ trắng đen nhưng cũng vì thế mà sẽ ăn phải tin bịa đặt, sự mong manh giữa ly rượu thưởng và rượu phạt nằm ở chỗ này. Các nhà báo vụ PMU đã ăn phải tin phịa đầy ra đó sao. Vụ nhét chữ vào mồm Bí thư thành ủy Hải Phòng có lẽ là sai sót lớn nhất của Cu Vinh trong vụ Tiên Lãng, Cu Vinh đã xin lỗi nhưng có ai nghe Bí thư Thành nhận lời hay chưa ? Nếu như vậy thì người bị vu khống có thể yêu cầu xử lí người vu khống, không cần phải hình sự, một cái phê bình nhẹ nhàng nào đó cũng là đáng buồn với một người hành hiệp trượng nghĩa như Cu Vinh. Tất nhiên, đó không phải là nguyên nhân quan trọng nhất để Cu Vinh rút bài vì TMT cũng tin rằng với Cu Vinh thì mục đích của các bài viết đã đạt được nên nhân sự cố trên thì rút bài cho khỏi bận lòng.
 Tư Mã Thiên

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Chủ tịch Trương Tấn Sang nêu quyết tâm chỉnh đốn


Chủ tịch Sang nêu quyết tâm chỉnh đốn



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài viết quan trọng trước dịp Quốc khánh
Theo BBC , Chủ tịch Trương Tấn Sang vừa có bài sáng 23/8 nêu định hướng chỉnh đốn bộ máy sau khi các vụ bắt nghi phạm cao cấp trong ngành ngân hàng ở Việt Nam khiến dư luận chú ý đặc biệt đến công tác 'chống tham nhũng' của Đảng Cộng sản.
Phát biểu trước dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, ông Trương Tấn Sang nói đến các 'áp lực gay gắt' và 'khó khăn khốc liệt', thậm chí không kém thời Kháng chiến, của nhiệm vụ chỉnh đốn, tìm giải pháp cơ bản cho nhiều vấn đề của Việt Nam hiện nay.
Như thời Kháng chiến
Nhắc lại truyền thống cách mạng của đảng cầm quyền, nêu cao tinh thần của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông Trường Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị,  Chủ tịch nước đã xác tín lại con đường Đổi Mới của Việt Nam mấy chục năm qua đồng thời nêu các vấn đề mà ông gọi là các 'đòn khốc liệt' nền kinh tế thị trường giáng vào đời sống xã hội. Ông nói"Mới đây thôi, những vấn đề đặt ra từ Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản - Nam Định... đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý về đất đai. Hoặc, những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước,"
Ngoài ra, theo ông, là "những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và cả trong nhân dân, đòi hỏi phải chỉnh đốn". Chủ tịch Sang  khẳng định: thách thức kinh tế đang tạo ra sức ép mạnh đối với toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam và làm người dân nghèo đi:
"Ngân sách Nhà nước thì còn rất eo hẹp, nợ công tăng lên, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, hàng hóa tồn đọng nhiều, lạm phát đang ăn vào thu nhập của phần đông người lao động... Đó thực sự là những áp lực không nhỏ, không chỉ với bộ máy Đảng, Nhà nước mà với toàn xã hội."
Khác với nhiều phát biểu của quan chức cao cấp khác thường đổ lỗi cho yếu tố khách quan, ví dụ như suy thoái toàn cầu hay khủng hoảng tài chính ở châu Âu, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng các yếu tố tiêu cực mang tính nội bộ Việt Nam, có màu sắc nhóm lợi ích và phá bỏ là không dễ:
"Có những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ giải quyết, không phải là khó khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng vì nó không phải là một bài toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ sắc màu, với những cách nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng chịt, cái này níu bám và kìm giữ cái kia."
Vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên, theo sau bằng tin hôm 22/8, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, làm nổ ra hàng loạt bình luận về một chiến dịch có chỉ đạo từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ủng hộ, đánh vào đường dây "thao túng, lũng đoạn hệ thống ngân hàng" ở Việt Nam.
Vụ bắt giữ Bầu Kiên gây chao đảo trên thị trường chứng khoán, làm sụt giá cổ phiếu của một số ngân hàng như ACB và Eximbank.
Trong tình hình này, những người chủ trương quyết tâm đánh vào các nhóm lợi ích thuộc ngành huyết mạch của kinh tế Việt Nam phải suy tính có tiếp tục nghị trình đó hay không nếu thị trường phản ứng quá xấu.
Sống còn của Đảng
Bài phát biểu của ông Sang có thể là tín hiệu rằng ông các lãnh đạo đồng thuận với ông đang muốn dư luận thấy rõ là họ kiên quyết trong chiến dịch này.

Trước ông Sang, Tướng Lê Khả Phiêu đã từng nêu quyết tâm chống các nhóm lợi ích 
Tuy thế, các ý kiến trong và ngoài nước vẫn tiếp tục đánh giá vụ Bầu Kiên theo hai cách.
Một cho rằng đây chỉ thuần tuý là một cuộc đấu đá nội bộ, nhằm vào những người thân tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một cách khác tin rằng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang thực sự muốn phá bỏ các nhóm lợi ích đang có nguy cơ lũng đoạn kinh tế, đưa tới bất ổn và nguy hiểm cho chính sự cầm quyền của Đảng.
Các phát biểu trước đây của ông Sang cho thấy ông không chỉ coi việc chống tham nhũng hay minh bạch tài sản là chuyện mang tính cá nhân, hay luân lý theo kiểu 'đạo đức cách mạng' bị suy thoái.
Trong bài trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ hôm 25/6/2012, Chủ tịch Sang nói:
"Việc kiểm soát, minh bạch tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức là chuyện đại sự."
Nâng cấp vấn đề lên thành chính trị, ông nói tham nhũng không chỉ còn là chuyện nhà đất, mà có các tuyến tinh vi như "rửa tiền thông qua kênh bất động sản, chứng khoán, ngân hàng thương mại", và cho rằng "các biện pháp kiểm soát như đã áp dụng còn hạn chế".
Ông Sang khi đó cũng nói về nghị quyết mới của Đảng Cộng sản, "trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng".
Cho tới khi đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thuộ̀c về Chính phủ, và đến hôm 22/8 này, vẫn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.
Đây là cuộc họp trong lúc giao thời, khi Ban Nội chính của Ðảng còn chờ được tái lập để nắm bộ máy phòng chống tham nhũng.
Trong bài trả lời phỏng vấn hồi tháng 6, Chủ tịch Sang cũng nói về chống tham nhũng là "dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai đất nước".
Một trong những vấn đề được nói đến nhiều ở Việt Nam thời gian qua, sau khi hàng loạt tổng công ty, tập đoàn kinh tế bị thua lỗ nặng, điển hình như Vinashin và Vinalines là trách nhiệm thủ trưởng của người đứng đầu các bộ́, và thủ tướng chính phủ.
Trong một động thái gần đây nhất từ phía Đảng, báo Việt Nam trích lời Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa nói "không thể để tồn tại mãi tình trạng bổ nhiệm, đề bạt người yếu kém mà không ai chịu trách nhiệm".
Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị cán bộ toàn quốc chiều 21/8, ông Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nói rằng người bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về cán bộ yếu kém.
Sáng ngày 22/8, báo Việt Nam đưa tin về hội nghị đã trích lời một bộ trưởng nói về trách nhiệm của thủ tướng.

Vụ bắt Bầu Kiên đang gây xôn xao dư luận

Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ đã nêu ra ví dụ rằng "hiện Thủ tướng vừa là người quyết định bổ nhiệm vừa là người phê duyệt hội đồng thành viên, điều lệ cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, và các bộ chuyên ngành nhiều khi không nắm hết hoạt động của các đơn vị này vì họ báo cáo thẳng lên Thủ tướng".
Trước đó, hồi tháng 6, ông Sang cũng đã phát biểu:
"Trách nhiệm của người bổ nhiệm trong trường hợp này là đánh giá sai con người...Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm".
Tuy thế, cũng còn khá sớm để biết các quyết tâm này có vượt qua được hạn chế mang tính thể chế tại Việt Nam hay không khi va chạm với hiện thực.
Có vẻ như hiểu được tầm vóc của vấn đề, ông Sang, trong bài phát biểu hôm nay đã viết "công việc đòi hỏi chúng ta phải điềm tĩnh, tỉnh táo, kiên trì tìm giải pháp giải quyết căn cơ, không chỉ nhất thời".

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

TS NGUYỄN XUÂN DIỆN – VÔ SỈ ĐẾN CÙNG CỰC


Được đăng bởi henry frank
Lời dẫn: Lang thang trên Net, đọc và suy ngẫm thấy tác giả nói đúng. Mình mang về nhà để ngắm chơi và giới thiệu cùng cácbạn.

Diện là tiến sĩ Hán Nôm từng được tung hô là tương lai ngành Hán – Nôm Việt Nam nhưng chưa kịp rạng danh giới khoa học đã vang “ranh” blogger – lạ chẳng khác nào nói ca sĩ Sui Black nổi tiếng nhờ làm người mẫu, “ranh” của Diện vang đến mức thậm chí có người còn đồ rằng, Diện “chuẩn bị được phong Thánh”. “Kỳ” tài dễ sinh đố kỵ, Diện bị tố dốt, cẩu thả, bảo thủ, vô trách nhiệm , hèn nhát, vô sỉ, thần kinh chính trị, tiếp vũ khí cho nước “Lạ”, quá nóng mắt về sự bắng nhắng - “Nguyễn Xuân Diện muốn gì?” và khi hết kiên nhẫn - “Nên bỏ tù Nguyễn Xuân Diện”.




           Kỳ 1: Đồ thật hay đồ chơi?
Trong 0,22 giây, không chút đắn đo Google cho ra ngay 4 triệu kết quả về “Nguyễn Xuân Diện”. Quả có nổi tiếng! Trong khi “Dương Trung Quốc” chỉ là 3,1 triệu. Diện không ngoa, quả có “cao hơn vài bậc” so với ngài Dương như đã có lần Diện tuyên bố trên bờ liếc. Nhưng 4 triệu kết quả tịnh không liên quan gì xất tới chuyên ngành Hán – Nôm. HackerDC đồ rằng Diện đã đoạn tuyệt với con đường nghiên cứu ngay khi sắm xong bộ cánh tiến sĩ.
Kịch bến khoa bảng, Diện đã kịp làm gì để trả ơn, trả nghĩa với đời?
Đây cũng là điều blogger “Biển nhớ” từng đặt ra , điều thể hiện sự trân trọng và kỳ vọng đối với những người đỗ đạt, khoa bảng. Nhưng kết quả trả về là gì? Nỗi nhục nhã mang tên “Nguyễn Xuân Diện”.
Cách đây mấy năm, ngay khi Diện hí hửng chém gió tung hoành đây đó về “phát hiện mới khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa” mà Diện và cộng sự nhọc công rị mọ suốt 4 năm trời, sục sạo cả bên đất “Lạ”, thì với những phân tích hết sức rõ ràng mang tính xây dựng, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã chỉ ra hàng loạt sai sót nghiêm trọng(Sai về nhân danh, địa danh; sai về xác định ngành học/địa hạt nghiên cứu; sai về trục thời gian; sai về tọa độ địa lý) và đã thẳng thắn phê bình Diện “kê cứu cẩu thả và kết luận vội vàng”. Đúng là bãi nước bọt không hơn không kém, nhục nhã cho giới nghiên cứu. Blogger “Biển nhớ”, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân nhiều lần thay nhau nhắc nhở, khuyên nhủ Diện nên đính chính (tham khảo “Hồ sơ nguyễn xuân diện” – 4 kỳ); giới quan tâm cho rằng, Diện dốt, cẩu thả, bảo thủ và nên trả lại học vị tiến sĩ. Đáp lại tất cả những điều đó, Diện thừa nhận các sai sót bằng giọng điệu trịnh thượng và quyết tâm cố thủ trong đống bầy nhầy danh vọng, phản bác bằng thái độ hằn học, chợ búa, hết đổ lỗi cho người này người kia, thậm chí mang cả ông thầy Ngô Đức Thọ ra để kê đỡ. Không dung túng nổi sự hống hách của Diện, phe nhà - GS Huệ Chi phải gia mặt ôn tồn: “Thiết tưởng các nhà nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam trong nước nên lấy đó làm bài học đề có những tìm tòi nghiêm chỉnh, hệ thống và thực sự khoa học”. Trước thái độ phản bác của Diện và ông thầy Ngô Đức Thọ, bạn Mr.Do trăn trở trên blog “Đông Á”: “Ông Quân hồi trước phê bình những sai sót trong một cuốn sách của ông Nguyễn Q. Thắng cũng đã bị ông Thắng phản đòn bằng cách chụp mũ “ly gián”, “phục vụ cho ngoại bang”. Giờ ông Quân phê phán những sai lầm trong vụ An Nam Đồ chí cũng bị ông Thọ phản đòn bằng một chiêu thức tương tự ông Thắng. Cứ thấy ai phê bình mình là giãy nãy lên, làm mình làm mẩy, giới học thuật nhà ta bao giờ mới học được cách tiếp nhận phản biện đây?!”.
Mọi người hẳn đã rõ sự dốt nát, bảo thủ của Diện. Hẳn Diện cũng ít nhiều nhận ra sự thiểu năng của mình nhưng bản tính háo danh, bắng nhắng không cho phép Diện dừng lại. Diện tiếp tục dấn thân vào “trò chơi dân chủ”, kỳ sau HackerDC sẽ nói rõ hơn về các chiêu trò của Diện và bộ sậu trong trò chơi này. Trước sau gì Diện cũng chỉ là đồ bỏ đi, có điều HackerDC muốn nêu ra một vài nghi vấn thế này để cộng đồng cùng suy nghĩ: Phải chăng Diện thực sự là vũ khí của nước Lạ?






1. Cái công trình Diện rị mọ suốt 4 năm trời cuối cùng trở thành vũ khí cho nước Lạ thì đã quá rõ ràng, nhưng tại sao suốt mấy năm trời cho đến tận bây giờ Diện vẫn không chịu đính chính, dù đã nhận sai sót. Phải chăng, như lời blogger “Biển Nhớ”, Diện quyết tâm để nó trôi nổi trên mạng để ngày nào đó nước “Lạ” lấy đó tố VN đã công nhận chủ quyền của TQ tại HSTS? Không những thế, Diện còn định tổ chức hội thảo để công bố công trình chết dẫm này. Theo lời ông Phạm Hoàng Quân gợi ý, những sử liệu chắc như đinh đóng cột về chủ quyền VN đối với HSTS đầy dẫy trong kho tàng thuộc Viện KHXH VN và chắc chắn có bức “An Nam đồ”, Diện ăn ngủ ở Thư viện Hán – Nôm lẽ nào không biết, sao phải cất công sang tận nước “Lạ”, hay là sang đó nhận lệnh, ăn bùa của quan thầy “Tình báo Hoa Nam”?
2. Người VN nào không biết dã tâm của tụi “Lạ”, nó chỉ cần 1 cái cớ để nuốt nốt các đảo của VN, thậm chí xâm phạm cả đất liền. Điều mà gã Đặng lúc chết còn mơ tưởng. Diện ngu dốt không hiểu những điều này hay đã nhận lệnh của quan thầy “Tình báo Hoa Nam” để hô hào bộ sậu diễn trò hề nhạt suốt chục buổi sáng ở HN? Phải chăng Diện muốn VN sử dụng súng đạn để gã to con kia có cớ đánh chiếm nốt các đảo? Khi nào Diện xung phong ra giữ biển đảo thì HackerDC mới tin là Diện chỉ vì ngu dốt chứ không phải phản bội dân tộc.
3. Diện làm gì trong các vụ Tiên Lãng, Văn Giang... Mời các bạn đọc bài của chị nhà anh Sông Hàn , của chị Beo để rõ sự nguy hiểm của tên Diện. Bất cứ chỗ nào ngửi thấy mùi gây rối Diện đều có mặt (các chiêu trò của Diện HackDC sẽ nói rõ ở kỳ sau), cùng với cái blog “chuồng lợn đéo hơn đéo kém” (lời bác Sông Hàn) chơi trò “lật lờ đánh lận con đen” để kích động người dân gây rối, chống lại chính quyền. Phải chăng quan thầy “Tình báo Hoa Nam” đã mật chỉ Diện quấy rối để VN không bao giờ được yên ổn làm ăn, phát triển kinh tế, củng cố quân sự?
Thay cho lời kết: Bất cứ người VN đã qua chút ít trường lớp, hoặc chăm đọc sách báo đều hiểu rằng, trước khi nuốt được VN, thằng bạn “Lạ” sẽ chơi trò 2 mặt, một mặt hợp tác với VN, kéo VN về gần để tránh VN thân Mỹ trở thành con dao kề sườn; mặt khác, sẽ kìm hãm, không cho VN phát triển. Cả 2 đều nhằm một mục tiêu giữ VN trong vòng kiềm tỏa. Diện theo mặt nào hẳn đã rõ!

Trung Quốc 'đòi' trở về chính sách của thiên triều


Tác giả: NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

Lịch sử luôn luôn để lại những bài học quý giá. Các cuộc chiến tranh, xung đột hay tranh chấp phần lớn đều đến từ các nguyên nhân lịch sử, viện cớ từ lịch sử và rút ra các kinh nghiệm từ lịch sử. Trong lúc Bắc Kinh đang có rất nhiều tiếng nói khác nhau về chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng như hiện nay, nhìn vào quá khứ là một cách để soi mình trong tương lai.
Với tình hình hiện tại đang gặp nhiều bất lợi về cơ sở pháp lý trong vấn đề biển Đông, Trung Quốc đang tìm nhiều phương thức khác nhau để có thể đạt được lợi ích tối ưu nhất trong các tranh chấp. Hiện nay, "ẩn mình chờ thời" dường như đã không còn phù hợp, nhưng "trỗi dậy" quá mạnh mẽ lại tạo ra một ấn tượng hoàn toàn không tốt đối với các quốc gia xung quanh. Thứ mà người Trung Quốc muốn mổ xẻ chính là các phương pháp mà các triều đại Trung Hoa xưa đã vận dụng để đối phó với tình trạng "quấy rối" của các nước xung quanh.
Từ khi được hình thành, Trung Quốc luôn tự coi mình là nước lớn, là "trung tâm của vũ trụ", nơi mà các dân tộc xung quanh chỉ là "man di". Thế nhưng hiện nay, mặc dù có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế và đặc biệt về quân sự, Bắc Kinh vẫn luôn cho rằng mình mới chính là nước "bị bắt nạt", rằng các quốc gia xung quanh như Việt Nam là "tiểu bá". Trung Quốc luôn đặt mình vào một thế yếu mà các học giả của họ cho rằng, những bài học lịch sử có thể giúp cho Trung Quốc nhận ra được tình thế hiện nay của mình. Một tình thế mà chỉ người Trung Quốc "mới hiểu".
Theo Chương Địch Vũ, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì về thực chất, chính sách của các vương triều cổ đại ở Trung Nguyên thực chất chỉ mang tính phòng ngự là chủ yếu chứ không hề có ý "tấn công". Ông nêu ví dụ, nếu xét trên các tính toán về thực lực tổng hợp quốc gia như hiện nay, thì nhà Tống vào thời gian đó là lớn mạnh nhất so với các nước khác trên thế giới tại cùng thời điểm, khi GDP của Trung Quốc lúc đó chiếm 65% tổng lượng GDP của thế giới, thậm chí có thể đạt 80%. Nhưng dưới bề ngoài của một cường quốc, nhà Tống lại luôn gặp phải những vấn đề về an ninh quốc gia rất nghiêm trọng đến từ biên giới phía Bắc. Cách thức quan hệ với những tiểu quốc xung quanh của nhà Tống, cũng như của tất cả các Triều đại Trung Hoa cổ, theo Địch Vũ là sự thể hiện điển hình truyền thống "chưa bao giờ có những việc làm dính dáng đến khu vực xung quanh".
Ành: Defencetech.com
Theo vị học giả này, mối quan hệ "sắc phong, triều cống" có cốt lõi là giữ yên khu vực xung quanh, đảm bảo cho chế độ thống trị giữ nguyên được quyền lực tập trung ở địa phương. Tuy nhiên, khái niệm thống trị như trên bị coi là "mong manh" vì không thể hiện được quyền lực thực sự của "mẫu quốc" khi không có quân đội trú đóng, việc "xưng thần nộp cống" cũng chỉ mang hình thức tượng trưng. Do đó, các quốc gia nhỏ hơn như Miến Điện, Triều Tiên hay Đại Việt khi đó vẫn liên tục có các "hành động quấy phá". Kết luận được đưa ra đó chính là "Trung Quốc không hoặc luôn không coi sách lược mang tính tấn công là phương thức chủ yếu để xử lý quan hệ với các nước xung quanh trong lịch sự vương triều phong kiến hơn 2000 năm".
Những nhận định như trên có thể khiến cho những người có một chút "ngây thơ" về lịch sử có thể ngộ nhận rằng Trung Quốc chỉ là một quốc gia yếu ớt đúng như cái cách mà người Trung Quốc nghĩ. Thế nhưng để nhìn nhận đúng đắn hơn không gì khác là nhìn lại lịch sử từ những góc nhìn đa dạng hơn. Nhà Tống dưới thời Tể tướng Vương An Thạch đang gặp khó khăn trăm bề. Tống Thần Tông và Tể tướng Vương An Thạch đã chủ trương xâm lược Đại Việt, vừa thỏa mộng bành trướng từ lâu, vừa nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài và nếu thắng, với cái oai thắng trận, vừa giải quyết được mâu thuẫn nội bộ, vừa chế áp được các nước thù địch ở phương Bắc. Với ý nghĩa chiến lược như vậy, các hành động tiến hành xâm lược là điều đương nhiên. Việc nói rằng các nước nhỏ khác có những hành động gây hấn chẳng qua chỉ là một cái cớ để các triều đại Trung Quốc xưa hiện thực hóa các tham vọng bành trướng của mình mà thôi.
Những cái cớ như thế thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Có thể thấy rằng "sắc phong triều cống" là một hành động để ràng buộc các nước nhỏ lại dưới ảnh hưởng của "thiên triều". Nếu các nước nhỏ đó tương đối mạnh, Trung Hoa sẽ vẫn có thể kiểm soát tương đối, nhưng nếu các nước đó yếu và đạt được một số yêu cầu lợi ích nhất định, Trung Hoa sẽ sẵn sàng đưa quân sang xâm lược. Và liệu rằng các triều đại phong kiến Trung Quốc đã vơ vét được bao nhiêu tài sản so với những "ân huệ nhỏ nhoi" mà họ "ban" cho các thuộc quốc?
Với những suy nghĩ như vậy, Chương Địch Vũ cho rằng ngày nay Trung Quốc cũng đang đứng trước một sự "lộng hành" của các "tiểu bá" như ngày xưa. Hàm ý rằng Trung Quốc không bao giờ cố ý gây hấn, và các nước xung quanh mới chính là kẻ "làm loạn" trước, học giả này cho rằng Bắc Kinh ngày nay không nên đi theo các kinh nghiệm xưa cũ nữa, phải đứng lên để "dẹp loạn" bằng các biện pháp cứng rắn hơn. Trung Quốc còn đang dần dần bị bao vây, và họ lo sợ cho điều đó. Nhưng có một điều Bắc Kinh không nhận ra được rằng chính những ngộ nhận sức mạnh và các tư tưởng nước lớn xưa cũ và hung hăng mới chính là cai bẫy đẩy họ vào tình thế như hiện tại. Tăng cường sự răn đe đối với các nước xung quanh, thông qua hiện đại hóa quân đội, hiện đại hóa các khả năng tiếp vận từ xa thông qua các lực lượng vận tại đường không chiến lược và đường biển chính là những phương thức phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Thành công của răn đe, xét về thực tế không chỉ bao gồm khoảng cách về chênh lệch sức mạnh mà còn vào nhận thức của bên bị răn đe. Tăng cường răn đe về lượng thông qua lực lượng quân sự và truyên truyền liên tục sẽ phần nào đó giúp cho Trung Quốc duy trì được các lợi ích chiến lược của mình với môi trường xung quanh đồng thời hạn chế sự "quấy rối" của các nước xung quanh.
"Răn đe" hiểu theo một nghĩa nào đó còn là phương thức sử dụng sự ồ ạt về lực để tạo thành một "cảm nhận tâm lý" về một Trung Quốc dám chấp nhận sử dụng vũ lực hoặc một lợi thế trên bàn thương thuyết. Tuy vậy "răn đe" đồng nghĩa với việc xem sức mạnh như lựa chọn ưu tiên. Trong bối cảnh hiện nay, -với việc mạnh nhưng vẫn chưa phải là vô địch, cộng đồng thế giới đang đi theo xu hướng xây dựng luật chơi dựa trên các nguyên tắc pháp trị và quan trọng hơn không gian châu Á Thái Bình Dương không phải duy nhất là thế giới của "thiên triều"- cách nghĩ "học người xưa' như học giả họ Chương đề nghị dường như không hợp lý, lẫn hợp tình, lẫn hợp pháp.
(Theo Tuanvietnam)

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

VÃI DIỆN VÌ "DÂN OAN"

Được đăng bởi henry frank
Oan em quá anh anh ơi! Ôi, thảm thương, thống thiết làm sao!
Khổ thân anh Việt Hưng.
Chẳng phải tự bây giờ, mà ngay từ 5/6, Việt Hưng đã tổ chức cho các nhà thầu thi công bóc hữu cơ trên phần mặt bằng đã được bàn giao trên thực địa của mình trên mảnh đất Văn Giang. Có cơ sở pháp lý để tiến hành thi công mà đám cù nhầy ngăn cản.
Sự thật hiển nhiên là mặt bằng bàn giao cho Việt Hưng, phải hiểu là hơn 66ha đã tự nguyện bàn giao, và gần 6ha kiểu “da báo” thuộc diện phải cưỡng chế trong đợt vừa rồi. Thật khó cho Việt Hưng khi phải thi công trên mặt bằng loang lổ mùi oan khiết và tanh hôi xương cốt của Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện cùng đồng bọn.
Phải hiểu, việc thi công, là hoạt động bình thường của Việt Hưng và nhà thầu, trên đất của mình. Nếu không đủ cơ sở pháp lý, thì bố bảo Việt Hưng cũng không dám động máy, nhất là trong bối cảnh này.
Dưới chiêu vì dân vì nước, bọn Diện đã kích động được đám gọi là “Dân oan” ra ngăn cản, ngăn cả 5.8ha lẫn 66ha của hàng trăm hộ dân khác đã tự nguyện bàn giao. Tính chi li có đến gần trăm mạng cả thảy. Trên mạng nghe đâu là gần một nghìn dân oan có cờ quạt, vũ khí lăm lăm với khí thế hừng hực. Thật là vãi Diện.
Thảm cảnh thực tế, việc thi công của nhà thầu là quá khổ. Khổ hơn ta nghĩ. Việt Hưng chiều “dân oan” hơn chiều vong, cứ vác máy ra, rồi lại thu máy về. Anh em lái máy ủi bức xúc, cũng được yêu cầu tuyệt đối không được tranh cãi với dân, tuyệt đối kiềm chế! Tin vỉa hè cho biết, bọn Diện nói rằng dân oan đã thắng.
Tất nhiên, vua cũng thua thằng liều. Chẳng ai ngu, mà động đến đám chỉ chực chờ là lăn đùng, tụt quần show hàng ra ăn vạ!
Theo chỉ đạo của Diện và bọn Sàm Chi Đức, nhất loạt “Dân oan” ra đồng, mặt mũi kín bưng, liên tục to mồm, khiêu khích, dọa nạt để tạo cơ chụp ảnh tán loạn rồi tung lên mạng. Sau những kiểu chụp đó, công an, bộ đội, cán bộ, công nhân lái máy của nhà thầu, nhất loạt thành giang hồ, xã hội đen các kiểu.
Trong khi đó, ngồi tại Hà Nội, bọn Rân Chủ nhận tin, ảnh rồi nhào nặn câu viu. Blog nhận trực tiếp, nhiều nhất, là của hot girl siêu quậy Lê Hiền Đức (Tên thật của mụ là Lê Thị Dung Mỹ), và TTXVA.
Mưa mấy ngày liên tục, nước dồn ứ không có đường thoát, Việt Hưng bị chính những người dân đã bàn giao đất, và cả chính quyền, kêu ca vì tiến độ thi công chậm, ảnh hưởng đến việc thoát nước khu dân cư. Rõ gậy ông lại đạp lưng ông. Nhưng người thiệt thòi nhiều nhất lại là Việt Hưng và “dân oan”. Kẻ đắc lợi là bọn Diện sĩ, Sàm cử, Chi Giáo và Đức quậy.
Khổ nỗi, tuyến thoát nước, lại gần ranh giới dự án, nghĩa là gần” dân oan”, nhà thầu lắc đầu ngán ngẩm! Quả thật, bọn Diên thành công.
Kinh hơn nữa là trong khi nhà thầu méo mặt, “dân oan” nhà ta lại ngang nhiên dựng hẳn một hàng rào nứa giữa mặt bằng 72ha, rải đinh, thủy tinh vỡ giữa mặt bằng mênh mông nước, và thậm chí cả đường dân sinh đi xuống, dọc sông Bắc Hưng Hải. Điều đó làm người ta lien tưởng tới thời kỳ kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm, một tấc không đi một ly không rời. Thật kinh.
Trận địa của “dân oan”, không chỉ gây thiệt hại cho săm lốp ô tô, xe máy của Việt Hưng và nhà thầu, mà còn cho cả chính người dân tại địa phương. Đặc biệt, các chú thanh niên trẻ lái máy ủi dính chưởng liên tục, xử lý cuốc thuổng, uốn ván thùm thụp.
Song song với việc quậy phá mặt bằng thi công, “dân oan” tiếp tục kéo nhau đi quậy Quốc hội bằng những lá đơn trưng cho Quốc hội thì ít, mà xì khói cho đám rân chủ câu view blog thì nhiều, nội dung vẫn thế, không họp dân, không cấp nào giải quyết,...
Trước đó, ác ôn hơn nữa, khi Ecopark tổ chức một lễ 1/6 cho các cháu thiếu nhi, có lẽ là hoành tráng nhất tỉnh Hưng Yên từ cổ chí kim, thì trước mặt các cháu còn lẫm chẫm bi bô, là một loạt “dân oan” vây kín cổng Ecopark, chửi bới và cho các cháu ăn đủ thứ máu trên máu dưới như em Hằng Bùi thưở nào. Đến nỗi, nếu không có sự ngăn cản của bảo vệ Ecopark, thì “dân oan” đã no đòn – bởi chính bố mẹ các cháu, trong đó, có không ít là khách ngoại quốc!
Chuyện thi công 72ha thì sao?
Mưa quá to, thoát nước không kịp, cực chẳng đã, 14/5, nhà thầu phải điều mấy máy xúc, thi công dọc tuyến rãnh, khơi rãnh, dự định trong một buổi là xong rồi rút sớm, và cũng lạy trời là xong trong một buổi.
“Dân oan” như thường lệ, lại “chiến”, cánh Diện Đức chỉ chờ có thế để tác nghiệp.
Có những dân oan đàn bà, ỷ thế không ai động vào phụ nữ, tràn cả lên máy ủi dí dao vào mặt lái máy, tụt quần bốc cả cụm ném vào mặt những cậu thanh niên bằng tuổi con tuổi cháu của mình. Lẽ dĩ nhiên công nhân lái máy ăn lương chứ không thể ăn mấy thứ của các mụ được. Đôi cậu, nghiến răng phát khóc, vì như thế mà vẫn được yêu cầu nhịn, tuyệt đối tránh!!
Năm chiếc máy ủi được lệnh rút, tránh đụng độ, “dân oan” nhận ra tín hiệu chúng nó chẳng dám làm gì, được thể làm tới, đất đá, gậy gộc cứ thế nhằm buồng lái phi vèo vèo. Phóng viên Đài TH ghi lại cảnh này suýt bị một “dân oan” cho cái xẻng vào đầu. Rõ là côn đồ, tất nhiên chỉ là côn đồ thôi, không phải côn đồ chính trị khiểu Diện liều.
Những điều này, không nói suông, có đầy đủ trong các video clip và hình ảnh mà đám nhân viên nhà thầu thu lại, giao nộp cho cơ quan công an đàng hoàng!
Đỉnh điểm, một “dân oan” phóng lên buồng máy, kề nguyên cả một lưỡi cưa vào đầu một lái máy trẻ! Đương nhiên, lúc này thì chả có lệnh nào bằng phản xạ bảo toàn tính mạng nữa cả!
Ôi các cụ, các cụ ta nói đúng: Vua thua Diện liều.

VÃI DIỆN VÌ "DÂN OAN"


Oan em quá anh anh ơi! Ôi, thảm thương, thống thiết làm sao!
Khổ thân anh Việt Hưng.
Chẳng phải tự bây giờ, mà ngay từ 5/6, Việt Hưng đã tổ chức cho các nhà thầu thi công bóc hữu cơ trên phần mặt bằng đã được bàn giao trên thực địa của mình trên mảnh đất Văn Giang. Có cơ sở pháp lý để tiến hành thi công mà đám cù nhầy ngăn cản.
Sự thật hiển nhiên là mặt bằng bàn giao cho Việt Hưng, phải hiểu là hơn 66ha đã tự nguyện bàn giao, và gần 6ha kiểu “da báo” thuộc diện phải cưỡng chế trong đợt vừa rồi. Thật khó cho Việt Hưng khi phải thi công trên mặt bằng loang lỗ mùi oan khiết và tanh hôi xương cốt của Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện cùng đồng bọn. 

Phải hiểu, việc thi công, là hoạt động bình thường của Việt Hưng và nhà thầu, trên đất của mình. Nếu không đủ cơ sở pháp lý, thì bố bảo Việt Hưng cũng không dám động máy, nhất là trong bối cảnh này.
Dưới chiêu vì dân vì nước, bọn Diện đã kích động được đám gọi là “Dân oan” ra ngăn cản, ngăn cả 5.8ha lẫn 66ha của hàng trăm hộ dân khác đã tự nguyện bàn giao. Tính chi li có đến gần trăm mạng cả thảy. Trên mạng nghe đâu là gần một nghìn dân oan có cờ quạt, vũ khí lăm lăm với khí thế hừng hực. Thật là vãi Diện.

Thảm cảnh thực tế, việc thi công của nhà thầu là quá khổ. Khổ hơn ta nghĩ. Việt Hưng chiều “dân oan” hơn chiều vong, cứ vác máy ra, rồi lại thu máy về. Anh em lái máy ủi bức xúc, cũng được yêu cầu tuyệt đối không được tranh cãi với dân, tuyệt đối kiềm chế! Tin vỉa hè cho biết, bọn Diện nói rằng dân oan đã thắng.
Tất nhiên, vua cũng thua thằng liều. Chẳng ai ngu, mà động đến đám chỉ chực chờ là lăn đùng, tụt quần show hàng ra ăn vạ!
Theo chỉ đạo của Diện và bọn Sàm Chi Đức, nhất loạt “Dân oan” ra đồng, mặt mũi kín bưng, liên tục to mồm, khiêu khích, dọa nạt để tạo cơ chụp ảnh tán loạn rồi tung lên mạng. Sau những kiểu chụp đó, công an, bộ đội, cán bộ, công nhân lái máy của nhà thầu, nhất loạt thành giang hồ, xã hội đen các kiểu.
Trong khi đó, ngồi tại Hà Nội, bọn Rân Chủ nhận tin, ảnh rồi nhào nặn câu viu. Blog nhận trực tiếp, nhiều nhất, là của hot girl siêu quậy Lê Hiền Đức (Tên thật của mụ là Lê Thị Dung Mỹ), và TTXVA.
Mưa mấy ngày liên tục, nước dồn ứ không có đường thoát, Việt Hưng bị chính những người dân đã bàn giao đất, và cả chính quyền, kêu ca vì tiến độ thi công chậm, ảnh hưởng đến việc thoát nước khu dân cư. Rõ gậy ông lại đạp lưng ông. Nhưng người thiệt thòi nhiều nhất lại là Việt Hưng và “dân oan”. Kẻ đắc lợi là bọn Diện sĩ, Sàm cử, Chi Giáo và Đức quậy.
Khổ nỗi, tuyến thoát nước, lại gần ranh giới dự án, nghĩa là gần” dân oan”, nhà thầu lắc đầu ngán ngẩm! Quả thật, bọn Diện thành công.

Kinh hơn nữa là trong khi nhà thầu méo mặt, “dân oan” nhà ta lại ngang nhiên dựng hẳn một hàng rào nứa giữa mặt bằng 72ha, rải đinh, thủy tinh vỡ giữa mặt bằng mênh mông nước, và thậm chí cả đường dân sinh đi xuống, dọc sông Bắc Hưng Hải. Điều đó làm người ta lien tưởng tới thời kỳ kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm, một tấc không đi một ly không rời. Thật kinh.

Trận địa của “dân oan”, không chỉ gây thiệt hại cho săm lốp ô tô, xe máy của Việt Hưng và nhà thầu, mà còn cho cả chính người dân tại địa phương. Đặc biệt, các chú thanh niên trẻ lái máy ủi dính chưởng liên tục, xử lý cuốc thuổng, uốn ván thùm thụp.

Song song với việc quậy phá mặt bằng thi công, “dân oan” tiếp tục kéo nhau đi quậy Quốc hội bằng những lá đơn trưng cho Quốc hội thì ít, mà xì khói cho đám rân chủ câu view blog thì nhiều, nội dung vẫn thế, không họp dân, không cấp nào giải quyết,...

Trước đó, ác ôn hơn nữa, khi Ecopark tổ chức một lễ 1/6 cho các cháu thiếu nhi, có lẽ là hoành tráng nhất tỉnh Hưng Yên từ cổ chí kim, thì trước mặt các cháu còn lẫm chẫm bi bô, là một loạt “dân oan” vây kín cổng Ecopark, chửi bới và cho các cháu ăn đủ thứ máu trên máu dưới như em Hằng Bùi thưở nào. Đến nỗi, nếu không có sự ngăn cản của bảo vệ Ecopark, thì “dân oan” đã no đòn – bởi chính bố mẹ các cháu, trong đó, có không ít là khách ngoại quốc!

Chuyện thi công 72ha thì sao?

Mưa quá to, thoát nước không kịp, cực chẳng đã, 14/5, nhà thầu phải điều mấy máy xúc, thi công dọc tuyến rãnh, khơi rãnh, dự định trong một buổi là xong rồi rút sớm, và cũng lạy trời là xong trong một buổi.

“Dân oan” như thường lệ, lại “chiến”, cánh Diện Đức chỉ chờ có thế để tác nghiệp.

Có những dân oan đàn bà, ỷ thế không ai động vào phụ nữ, tràn cả lên máy ủi dí dao vào mặt lái máy, tụt quần bốc cả cụm ném vào mặt những cậu thanh niên bằng tuổi con tuổi cháu của mình. Lẽ dĩ nhiên công nhân lái máy ăn lương chứ không thể ăn mấy thứ của các mụ được. Đôi cậu, nghiến răng phát khóc, vì như thế mà vẫn được yêu cầu nhịn, tuyệt đối tránh!!

Năm chiếc máy ủi được lệnh rút, tránh đụng độ, “dân oan” nhận ra tín hiệu chúng nó chẳng dám làm gì, được thể làm tới, đất đá, gậy gộc cứ thế nhằm buồng lái phi vèo vèo. Phóng viên Đài TH ghi lại cảnh này suýt bị một “dân oan” cho cái xẻng vào đầu. Rõ là côn đồ, tất nhiên chỉ là côn đồ thôi, không phải côn đồ chính trị khiểu Diện liều.

Những điều này, không nói suông, có đầy đủ trong các video clip và hình ảnh mà đám nhân viên nhà thầu thu lại, giao nộp cho cơ quan công an đàng hoàng!

Đỉnh điểm, một “dân oan” phóng lên buồng máy, kề nguyên cả một lưỡi cưa vào đầu một lái máy trẻ! Đương nhiên, lúc này thì chả có lệnh nào bằng phản xạ bảo toàn tính mạng nữa cả!

Ôi các cụ, các cụ ta nói đúng: Vua thua Diện liều.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

BỆNH TÂM THẦN CHÍNH TRỊ


(theo vietnamngayve.blogspot.com)

          Bệnh Tâm thần chính trị hay còn gọi là hoảng loạn tâm thần ở Việt Nam hiện nay có chiều hướng gia tăng. Bệnh này có biểu hiện lây lan rất nhanh qua đường Internet hoặc đường Hàng Khay, Bờ Hồ hay Tràng Thi.., Bệnh nhân thường là một đám người tự cho mình là trí thức yêu nước. Lạ lùng là họ yêu nước đến dã man, yêu say đắm đến cuồng dại. Bác sĩ Beo cho rằng đó là bệnh rân chủ, Bác sĩ Khoằm cho đó là bệnh bã đậu thần kinh chính trị. Dân gian lại gọi là bệnh cơ hội chính trị, đầu cơ chính trị.v.v.. 
          Dưới góc nhìn chuyên khoa, các bác sĩ chuyên trị bệnh tâm thần chính trị cho rằng người mắc bệnh này có thể hiểu là côn đồ chính trị. Hai chữ côn đồ có thể chưa thể lột tả hết và chân thực về bệnh này. Có thể kể ra một vài cái ca tiêu biểu nhất, khó chữa nhất. Đó là trường hợp của Chi chẹo, Diện sĩ, Vinh sàm (Ba sàm), Đức (Hót gơ dở hơi – còn gọi là Đực Hiến), Bích ngầu, Hằng máu.v.v..
          Trên thế giới, bệnh này không hiếm gặp và các bệnh nhân đều được coi là súc vật vì các hành vi được điều khiển bởi não trạng vô đạo đức, vô luân. Có thể thấy các bệnh nhân này là một bầy hổ lốn thuộc đủ các thành phần xã hội khác nhau. Sự khác biệt thì nhiều lắm. Nhưng ai cũng thấy họ giống nhau ở những điểm chủ yếu sau:
   -      Tự cho mình là  trí thức, thậm chí là siêu trí thức.
   -      Tự cho mình sứ mạng cao cả là đấu tranh vì rân chủ, và gọi nhau là anh em rân chủ;
   -      Rất thích tạo ra tai nạn với chính quyền (Kiểu người đốt đền) để được nổi tiếng;
   -      Rất thích trục lợi trên lưng nông dân để kiếm chác (Bằng cách lập quỹ) dưới mác vì dân oan hay từ thiện. Có thể kể đến trường hợp của 2 bệnh nhân Vinh và Diện.
   -      Thường có biểu hiện bầy đàn vào các ngày nghỉ, ở những nơi công cộng (Đặc biệt là Hồ Gươm) hoặc ở trụ sở của một số cơ quan Nhà nước.
   -      Mắc chứng nan y. Chứng nan y phổ biến nhất là Vĩ cuồng và rối loạn hoảng sợ. Cả 2 bệnh này đều cực khó chữa vì đều liên quan đến não trạng và tâm trạng. Ví dụ trường hợp của Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ hay Phương Bích.
Hôm nay, Bác sĩ chỉ nói về chứng rối loạn hoảng sợ của bọn này thôi.



Bệnh nhân Nguyễn Xuân Diện khi lên cơn kịch phát
       1. Vì sao gọi là rối loạn hoảng sợ?
          Rối loạn hoảng sợ hay còn gọi là Hoảng loạn tâm thần, tâm thần chính chị. Theo định nghĩa trên Wikipedia, thì “Rối loạn hoảng sợ được đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột, sợ hãi vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm tưởng sắp chết, cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, bị phát điên hoặc mất kiểm soát bản thân”. Rối loạn hoảng sợ là một bệnh tâm thần chính trị khá phổ biến. Tỷ lệ bệnh trong dân chúng là 1,6%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam. Nhóm tuổi có tỷ lệ bệnh cao nhất là 25 - 45, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở cả những người có tuổi cao hơn nhóm tuổi trên.
          Quan sát các hành vi của chúng ngoài xã hội, hay trên Nét người ta dễ nhìn thấy sự hoảng sợ ngập tràn trong tâm tưởng của chúng với biểu hiện hết sức mạnh mẽ. Đọc những “Rác Phẩm” của chúng trên các Blog mang danh rân chủ, ta có cảm tưởng chúng chết đến nơi bởi các nguyên nhân bên ngoài, đặc biệt là các nguyên nhân có nguồn gốc công an. Đi đâu, làm gì chúng cũng sợ. Ví dụ:
          -      Ra đường mắt trước mắt sau, thấy ai cũng như đang theo dõi mình. Về nhà giật tít trên Blog: có ít nhất là 4 công an theo dõi, có 5 công an giả dạng.
          -      Gây rối trật tự, bị mời về đồn giải quyết trheo pháp luật hiện hành.      Chúng lo là công an sắp đem đi thủ tiêu. Hẳn các bạn còn nhớ bệnh nhân có tên Lê Hiền Đức phát bệnh khi đến sở 4T Hà Nội. Bệnh nhân đập phá và tè ra phòng làm việc của sở. Khi nhân viên chỉ cho bệnh nhân phòng WC, mụ la lên rằng, vào nhà vệ sinh để công an thủ tiêu à?
          -      Viết lách vu cáo, bậy bạ, thổi phồng, bóp méo sự thật, có người thấy chướng tai gai mắt viết đập lại, chúng liền cho là công an văn hóa.
          -      Máy tính của chúng bị virus, chúng cho là công an mạng phá.
          -      Làm chuyện chướng tai gai mắt, người ta đến tận nơi làm để nói chuyện phải quấy, thì cho là công an thuê côn đồ trấn áp tinh thần.
          -      Gây thù chuốc oán với hàng xóm, bị chửi rủa, ném cứt rác vào nhà. Chúng lai lu loa lên là công an giả danh côn đồ, thuê côn đồ.
          -      Đụng xe ngoài đường, nổi máu hung hăng, nhằm thằng hung hãn, nó oánh cho vỡ mõm, chúng cho là công an cải trang gây sự.
          -      Đi đường phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai luật, dính tai nạn giao thông, chúng bảo là công an cài bẫy triệt hạ.
          -      Ăn uống bậy bạ trúng gió, ói mửa, thì cho là công an bỏ thuốc độc vào thức ăn. Đi bơi bị chuột rút chết đuối, chúng kết luận luôn là công an lặn xuống kéo chân. Mắc chứng nan y, chữa không qua khỏi, là công an rút ống thở.
Đặc trưng của bệnh nhân loại này là thường đổ mọi tội lỗi lên đầu các cơ quan công an. Chúng cho rằng chỉ có ra đường bị sét đánh mới không phải bởi công an mà thôi. 
          Về nguyên nhân: bệnh hoảng sợ là do rối loạn hệ thống thần kinh giao cảm, rối loạn hệ GABA. Nhưng nguyên nhân rõ ràng nhất là do ham muốn tiền bạc và quyền lực đến tột độ, dẫn đến rối loạn thông khí, tăng nồng độ CO2 trong máu.
          2. Các triệu chứng của cơn hoảng sợ
          Cơn hoảng sợ kịch phát có một giai đoạn sợ hãi, hoặc cố tình sợ hãi rất mạnh mẽ với một số triệu chứng xuất hiện và phát triển nhanh chóng trong khoảng 10 phút đến khi nào mất trí nhớ mới thôi.
          -      Một số bài viết của bệnh nhân có tính la làng, vu cáo, ăn vạ kiểu chí phèo làng Vũ Đại, làng Tiên Lãng, làng Văn Giang hay nhiều hơn. Trong khi đó mạch nhanh trên 100 lần/phút, có thể tăng đến 160 lần/phút. Bệnh nhân đánh trống ngực dữ dội (cảm thấy vỡ tung lồng ngực). Biểu hiện bên ngoài là chờ đợi và hả hê. Có thể kể đến trường hợp của Hot girl Lê Hiền Đức.
          -      Bệnh nhân có biểu hiện soi mói các sự kiện chính trị của đất nước hoặc các sơ hở của các cấp chính quyền hay các nhà lãnh đạo, nhất là những sơ hở của cơ quan công an. Đó là trường hợp của Đạo Viết Phàm, hay còn gọi là Thánh Đào, Đào thìn tỵ ngọ nguậy.
          -      Tỏ ra rất nhạy cảm với từ “Dân oan”, từ “bắt”, “Gây rối”, nhất là từ “Biểu tình yêu nước”. Vì thế bệnh nhân thường có cảm giác nghẹt thở như bị ai bóp cổ gây khó thở, thiếu không khí. Bệnh nhân có biểu hiện tập trung ở mức độ cao có thể kể đến trường hợp của Diện háng nôm với mấy khúc xương trâu Văn Giang.
          -      Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách nghĩa là bệnh nhân không còn cảm nhận đúng về thế giới xung quanh và bản thân trong khi lên cơn hoảng sợ. Chính vì thế mà bệnh nhân thường viết hoặc trả lời BBC, RFA…những điều xằng bậy đến mức không tưởng. Tuy nhiên, y học hiện đại vẫn chưa rõ vì sao sau khi trả lời các báo chí thế giới, bệnh nhân lại tỏ ra khoái chí đến thế.
          -      Sợ mất kiểm  soát và phát điên, bệnh nhân cho rằng mình chết đến nơi rồi. Kèm với đó là cảm giác chết lặng, khi không được thỏa mãn các yêu sách với chính quyền. Có trường hợp, bệnh nhân có biểu hiện muốn nướng mình trên ngọn lửa. Đó là trường hợp của Bùi Thị Minh Hằng, hay còn gọi là Hằng máu.
          Cơn hoảng sợ có thể phối hợp (hoặc không) với ám ảnh sợ khoảng trống. Bệnh nhân sợ những nơi có khoảng trống rộng, những nơi xa lạ, không có chỗ thoát hoặc không có người giúp đỡ bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân sợ đi ra chợ, đi ra phố, sợ đi qua cầu một mình, sợ đến sở 4T một mình. Do đó, có thể thấy một Tiến sĩ, nhưng không dám đi 1 mình mà phải cầu viện một Luật sư và một bà già 81 tuổi đi cùng.
          3. Điều trị
          Đây là một bệnh chữa được bằng các thuốc chống trầm cảm và thuốc giải lo âu. Mục đích điều trị là cắt cơn hoảng sợ, chống tái phát cơn hoảng sợ, điều trị các lo âu, ám ảnh. Bệnh nhân cần được điều trị nội trú khi cơn hoảng sợ kịch phát xuất hiện dày.
          Thường sau 8 tuần dùng thuốc cơn hoảng sợ không xuất hiện trở lại nữa, nhưng để chống tái phát thì thời gian dùng thuốc kéo dài. Đi kèm với giai đoạn điều trị, các bệnh nhân thường tự sướng và hay thủ dâm chính trị với nhau thông qua một công cụ kết nối là Blog.
          Thực tế là, sau khi được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhiều bệnh nhân không khỏi hẳn và có biểu hiện mất kiểm sóat, đòi tự nướng bằng xăng sau khi được điều trị nội trú tại Lộc Hà. Đó là trường hợp của Bùi Thị Minh Hằng. Các bác sĩ thống nhất cho rằng, đây là một ca bệnh khó chữa. Sự hoảng loạn của bệnh nhân tới mức hung hăng, lú lẫn, điên cuồng chống lại cả bố mẹ, anh chị em, dân tộc mà biểu hiện cao nhất là lập đàn để cầu cho Trung Quốc đánh chiếm dân tộc, đất nước mình.
          4. Lời khuyên thầy thuốc
          Đây là một bệnh có thể chữa được bằng các thuốc chống trầm cảm và thuốc giải lo âu với một môi trường xã hội lành mạnh. Việc lựa chọn thuốc nào cho hợp với từng bệnh nhân là yếu tố quyết định đến kết quả điều trị.
          Khi bệnh nhân có những cơn hoảng sợ xuất hiện với nhũng triệu chứng như ngộp thở, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực trái, có cảm giác sắp bị người khác giết chết, cảm giác phát điên… rất giống với bệnh nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở phục hồi não trạng chuyên sâu về tâm thần để khám và điều trị.

          Lâm Trực