Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Phạt tù hai đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước


30/10/2012 | 18:37:00

Trần Vũ An Bình (trái) và Võ Minh Trí. (Nguồn: Internet)

Ngày 30/10, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Vũ Anh Bình, sinh năm 1974, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sáu năm tù và Võ Minh Trí (bí danh Việt Khang), sinh năm 1978, tại Tiền Giang với bốn năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài ra, hai bị cáo này còn bị phạt hai năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù. 

Theo Hội đồng xét xử, hoạt động của các bị cáo là có tổ chức, phân công, có sự móc nối với các thế lực thù địch, nhận sự hỗ trợ vật chất và tinh thần của các tổ chức phản động ngoài nước để lập nên nhóm “Tuổi trẻ yêu nước,” xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, chống phá Nhà nước, tranh thủ lôi kéo, cổ vũ những phần tử có tư tưởng chống đối. 

Theo cáo trạng, Vũ Trực (hiện ở Mỹ) thành lập nhóm người với nhân xưng “Tuổi trẻ yêu nước.” Trong số các thành viên tham gia nhóm có Trần Vũ Anh Bình, Võ Minh Trí, Nguyễn Thiện Thành và Trần Thành. Mục tiêu của nhóm này là tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, chờ thời cơ thay đổi chế độ. 

Trần Vũ Anh Bình đã đăng tải những bài hát do mình sáng tác hoặc biên tập, đọc ghi âm các bài viết của Trần Thành để đăng trên blog cá nhân. Những bài hát này có nội dung chống phá Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vận động chống đối, lật đổ chính quyền. 

Theo chỉ đạo của Vũ Trực, Trần Vũ Anh Bình và Nguyễn Thiện Thành đã nhiều lần làm các tờ rơi có nội dung chống Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ Đảng, làm cờ Ngụy quyền Sài Gòn cũ rồi treo, dán tại một số địa phương. Võ Minh Trí đã sáng tác và gửi một số bài có nội dung chống Nhà nước cho Vũ Trực để đăng trên trang web... 

Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí đều thừa nhận hành vi phạm tội, thái độ thành khẩn khai báo và có đơn xin được Nhà nước khoan hồng. 

Ngoài ra, Võ Minh Trí còn có đơn tố cáo hành vi lôi kéo, vi phạm pháp luật của nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” cũng như một số tổ chức khác. Đối với Nguyễn Thiện Thành, do đã bỏ trốn nên Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. 

Riêng Trần Thành, do khi phạm tội còn ở tuổi chưa thành niên, bị kích động, lôi kéo, có thái độ khai báo thành khẩn nên Cơ quan An ninh điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự, mà thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú biết, theo dõi, quản lý. 

Một số đối tượng khác tham gia vụ việc, do mức độ phạm tội ít nghiêm trọng nên chỉ bị xử lý hành chính./.

Tin nóng!!! Lê Đình Quản – em trai LS.Lê Quốc Quân đã bị bắt




       Vào hồi 7h45 ngày 30/10/2012, cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã công bố lệnh bắt tạm giam Lê Đình Quản - sinh năm 1981; quê quán: Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An, thường trú: P409, nhà M11, Láng Trung, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội – Giám đốc Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (viết tắt là VietNam Credit) trụ sở tại phòng A1802, tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội với tội danh Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật hình sự.

                                   

                                                 Lê Đình Quản - sinh năm 1981  

       Qua các chứng cứ thu thập, Cơ quan an ninh điều tra đã làm rõ trong các năm 2009, 2010 theo hồ sơ kê khai thuế, Công ty VietNam Credit đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua 2 hoạt động: lập hồ sơ chứng từ giả mạo, hợp thức chi phí thuê chuyên gia và kê khai không trung thực số tiền trong hợp đồng mua, bán quyền mua căn hộ số A2407, tầng 24, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty VietNam Credit đã trốn trong 2 năm 2009, 2010 là 1.028.625.000 đồng.
       Trước đó, ngày 3-10-2012, cơ quan An ninh điều tra CATP Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét (Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã có quyết định phê chuẩn) đối với 4 địa điểm tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
       Với tội danh trên Lê Đình Quản có thể bị phạt tới ba lần số tiền trốn thuế và đối mặt với 7 năm bóc lịch trong tù.
       Có lẽ đây là cơ hội tốt để luật sư Lê Quốc Quân thi thố tài năng, thể hiện trình độ luật sư của mình và cứu cậu em dại, có điều khác hẳn với những gì mà y và đồng bọn ba hoa về luân lý, đạo đức, tư tưởng cao đẹp tận mãi đẩu, mãi đâu, thực tế chứng minh anh em nhà Lê Quốc đều chỉ là những tên tội đồ mà thôi. Thật mỉa mai khi nhìn ảnh Lê Đình Quản mặc áo ghi dòng chữ "Tự do cho người yêu nước", có lẽ theo tư duy của Quản, yêu nước là phải trốn thuế nên cậu chàng mới nghĩ ra nhiều trò hòng che mắt các cơ quan thuế. Nực cười hơn nữa, đồng bọn của đám Lê Quốc như Vinh Sàm, Thuỵ thần kinh lu loa trên trang web của mình rằng: "năm vừa qua Cty này đóng góp vào ngân sách gần 1 tỷ tiền thuế. Công ty được chi cục thuế Đống Đa cấp giấy khen vì nộp thuế đúng và đủ trong nhiều năm".... 
Vải thưa không che được mắt thánh, cuối cùng bộ mặt thật của anh em nhà Lê Quốc cũng đã bị vạch trần.
       Chứng cứ rõ như ban ngày, đến nước này, không hiểu mấy cha Vinh Sàm, Diện Gay, Thuỵ thần kinh… còn gì để mà xuyên tạc nữa  đây.


Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Một nền báo chí hèn nhát, dung túng một cộng đồng cực đoan

Theo Treonline.com
Cứ nhìn vào nền báo chí của cộng đồng người Việt hải ngoại suốt 37 năm qua sẽ có nhận định và đánh giá mà ít bị sai lầm: Báo chí thế nào, người dân thế ấy. Cộng đồng người Việt còn non trẻ, phức tạp, ồn ào, có nhiều hội đoàn, ủy ban, đảng phái, có nhiều cuộc biểu tình chuyên đánh phá lẫn nhau và chia rẽ nhất so với các cộng đồng thiểu số khác đang sinh sống ở Mỹ.
Mới nhìn vào, với số lượng vài trăm tờ báo, vài chục đài truyền thanh, truyền hình, sẽ dễ lầm tưởng tự do ngôn luận, tự do báo chí đã bén rễ và sinh sôi nẩy nở trong cộng đồng vừa mới hội nhập vào đất nước văn minh và tự do nhất hoàn cầu này. Trông vậy mà không phải vậy. Nói một đàng làm một nẻo. Làm báo theo kiểu lề phải, tự kiểm duyệt, độc tài, phản tự do ngôn luận, phản tự do dân chủ và sẵn sàng quỳ lạy đám chống cộng cuồng tín, cực đoan mặc dù hiến pháp Mỹ đã cho một thứ quyền lực tối cao ngang hàng với ba ngành lập pháp khác.
Tiêu biểu cho lối làm báo hèn nhát theo lề phải là những tờ báo được xem có trọng lượng nhất trong làng báo hải ngoại, đứng đầu là tờ Người Việt, Việt Tide, Viễn Đông, Việt Báo và Sàigòn Nhỏ.
Thái độ hèn nhát làm báo theo lề phải dẫn dắt quần chúng sai lạc của những tờ báo nêu trên đã đẻ ra đám cuồng tín Vi Anh, Phan Kỳ Nhơn, Nguyễn Tấn Lạc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Quang Dật, Trần Thanh Hiền, Trần Sơn Hà, Trần Trọng An Sơn, Trần Phong Vũ và Nguyễn Chí Thiện.
Cung cách làm báo không ra làm báo, cửa hàng không ra cửa hàng đã đẻ ra những quái thai truyền thông như Đinh Quang Anh Thái, Việt Dũng, Khúc Minh, Ngụy Vũ và những tên du côn, du đãng “phóng viên” Đoàn Trọng và thợ nói Du Miên.
Lề lối làm báo theo lề phải, mị dân để thỏa mãn tự ái những kẻ chiến bại đầy tự ti mặc cảm và làm báo vì kinh tế, cho nên mục tiêu chính của báo chí là tai là mắt của quần chúng, là cơ quan giám sát đầy quyền lực đã trở thành công cụ tuyên truyền và bị khuất phục bởi nhóm nhỏ chống cộng quá khích, cực đoan, và rất nhanh chân quỳ lạy những ông cuồng tín chuyên ăn bám xã hội như Ngô Kỷ và sống bám đũng quần đàn bà như Lý Tống mỗi khi các ông này lên tiếng hăm dọa biểu tình.
Nguyên nhân đưa đến cách lám báo phản tự do ngôn luận nêu trên bắt nguồn từ một nhóm nhỏ làm báo thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa mang theo ra hải ngoại sau 30 tháng 4, 1975. Những bóng ma quá khứ này tiếp tục đè nặng lên giới báo chí truyền thông hải ngoại suốt 37 năm qua, không ai dám làm một cuộc đột phá để thoát ra khỏi loa tuyên truyền cho chế độ như Vũ Quang Ninh, Vũ Ánh và Ngô Nhân Dụng. Những bóng ma báo chí của quá khứ còn gây ra hậu quả tai hại là thui chột và giết chết một thế hệ những người trẻ đam mê báo chí từ những ngày còn miệt mài nơi những trường đại học báo chí như Đỗ Dũng, Đỗ Bảo Anh và Phạm Phú Thiện Giao.
Những tờ báo như Người Việt, Sàigòn Nhỏ, Viễn Đông, Việt Tide và Việt Báo không khác gì những loa tuyên truyền cho những tổ chức đấu tranh, chống cộng cực đoan. Những tờ báo này chỉ tuyên truyền bịp bợm một chiều, thiếu tính khách quan của những tờ báo lương thiện trong xã hội dân chủ tự do. Báo Người Việt còn có thêm trò mị dân, chễm trệ treo bản tu chính án số một thật to giữa phòng tiếp tân của tòa soạn.
Hãy nhìn cung cách làm báo lố bịch và cạnh tranh bất chính của tờ Sàigòn Nhỏ của mụ nạ giòng Hoàng Dược Thảo. Vừa thấy báo Người Việt lâm nạn đã nhảy vào đánh hôi, ăn có. Thay vì tường trình sự việc cho độc giả, bà Hoàng Dược Thảo lại vỗ háng bành bạch kêu gọi biểu tình, cấm đọc, cấm bán báo Người Việt. Thật là một trò trơ trẽn, rẻ tiền của nhà báo không tôn trọng tự do ngôn luận, dân chủ vậy mà luôn miệng kêu gọi tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Qua sự kiện Vũ Quí Hạo Nhiên của báo Người Việt cho thấy sự chưa trưởng thành trong lãnh vực tự do ngôn luận của cộng đồng người Việt hải ngoại. Bất cứ sự việc gì xảy ra trong cộng đồng đều có phe bênh, phe chống. Phụ tá Chủ bút Vũ Quí Hạo Nhiên chọn đăng hai ý kiến trái chiều về biến cố 30 tháng 4, 1975 là hành động chính đáng, đúng với thiên chức của một nhà báo lương thiện. Đây cũng là mục diễn đàn của độc giả, hãy để những độc giả khác cùng lên tiếng để xem ý kiến nào thuyết phục nhất. Trò chơi dân chủ là mọi ý kiến đều có giá trị ngang nhau, sẽ không có chỗ cho những tư tưởng tụt hậu, lỗi thời là ý kiến này làm lợi cho cộng sản hay ý kiến gây hại cho quốc gia.
ông Chủ nhiệm Phan Huy Đạt đã tỏ ra độc tài còn hơn bất cứ nhà độc tài nào trên thế giới này. ông ta đã có hành động vội vã hành quyết Vũ Quí Hạo Nhiên bằng cách bịt mắt chém bay đầu mà không có thủ tục của xã hội tự do dân chủ, không cho anh ta cơ hội được biện hộ về những quyết định có tính động não để khơi dậy một cuộc tranh luận đầy lý thú. Tệ hơn nữa là những đồng nghiệp của anh ta, những người đã từng tốt nghiệp đại học báo chí Mỹ, hiểu rất rõ vai trò tự do ngôn luận mà người Mỹ yêu chuộng đặt nặng hàng đầu, không một người nào trong nhóm này có can đảm đứng ra bênh vực Vũ Quí Hạo Nhiên. Thật đáng tiếc cho những nhà báo trẻ này. Họ đã đánh mất cơ hội bày tỏ thái độ về những điều đã hấp thụ được từ nền văn hóa nước Mỹ. Nếu như sợ bể nồi cơm khi lên tiếng, báo chí không phải là nơi chốn cho các bạn trẻ này, nên đi tìm một chân bưng phở có lẽ tốt hơn.
Lá thư xin lỗi của ông Phan Huy Đạt cho thấy thái độ báo chí hèn nhát, thích đi bằng đầu gối của những trí thức hèn nhát. Oâng gọi những ý kiến của ông Sơn Hào là hàm hồ vì nói ngược lại những ý kiến như cộng sản tàn ác, cộng sản ngu dốt, cộng sản cướp nước, bán đất, dâng biển, tay sai cho ngoại bang… Thật ra, ông Phan Huy Đạt chính là người hàm hồ. Tờ báo Người Việt của ông mở diễn dàn cho độc giả đóng góp ý kiến. Oâng Sơn Hào đóng góp ý nghĩ thật bằng niềm tin và cảm nhận của ông ta về ngày 30 tháng 4, 1975, tại sao gọi là hàm hồ? Phải chăng những bài bình luận dài lê thê của Vũ Ánh khi còn làm cho báo Người Việt, hay những bài bình luận của Ngô Nhân Dụng hiện nay, và những bài báo thả dàn nói xấu chính quyền cộng sản Việt Nam bất chấp lý lẽ, bất chấp sự thật mới không hàm hồ!
Thật ra, với những ông trí thức hèn nhát trong làng báo hải ngoại như Phan Huy Đạt, thiếu can đảm như Vũ Ánh, Vũ Quang Ninh, Ngô Nhân Dụng, trách gì giới quân nhân võ biền, độc tài như Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu và đám nhố nhăng còn lại như Vi Anh, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Thanh Hiền, Trần Phong Vũ, ký sinh trùng Ngô Kỷ, và kẻ sống bám vào váy quần đàn bà Lý Tống không bắt quỳ lạy liên tục.
Đã đến lúc các ông trí thức, nhà báo khiếp nhược này nên bẻ bút bước vào quan tài tự dóng nắp lại để cho giới trẻ đóng thêm vài cây đinh để các ông không còn làm trò hề cho tự do ngôn luận thêm giây phút nào nữa.
James DU

Phương Uyên không oan


Theo Gió Lành
Sự kiện Nguyễn Phương Uên, sinh viên trường Đại học Công nghệ thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh bị bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước đang được một số đài nước ngoài, trang mạng lề trái bóp méo, thổi phồng. Chẳng gì Phương Uyên cũng là một con thiêu thân được nuôi dưỡng trong cùng lò mà lại!
Thực chất chuyện này là gì vậy?
Nguyễn Phương Uyên đã bị nhóm ngưởi lôi kéo tham gia tổ chức tự xưng là tuổi trẻ yêu nước. Bọn này lợi dụng mâu thuẫn tranh chấp chủ quyền biển Đông căng thẳng, kích động sinh viên để họ tưởng nhầm rằng: đây là hội những người đấu tranh với Trung Quốc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tổ chức này đã kích động thanh niên, sinh viên tham gia biểu tình và lồng ghép dần dần những thông tin nói xấu, xuyên tạc và kích động chống phá nhà nước.
Tuổi trẻ yêu nước thực chất do đám người già, những cựu binh của chế độ Việt Nam Cộng hòa bất mãn với nhà nước, dựng nên. Những người này yêu nước Việt Nam theo kiểu tôn thờ chế độ tay sai ngụy quyền, mong muốn được làm đầy tớ của ông chủ Mỹ. Họ kêu gọi chống phá Đảng cộng sản Việt Nam, hô hào treo cờ ba sọc, tung hô Mỹ…
Khi Nguyễn Phương Uyên bị bắt, những “mầm non nghĩa địa” này không dám đứng ra nhận trách nhiệm, mà đẩy cha mẹ cô ra đấu tranh, kiện cáo. Phương Uyên dại khờ đã đẩy cha mẹ mình vào con đường đau khổ vì thương nhớ! Phương Uyên biến thành con thiêu thân để làm đề tài cho những kẻ bên ngoài chọc ngoáy vào nội bộ Việt Nam.
Thực tế, cái gọi là truyền đơn chống Trung Quốc mà Phương Uyên được chúng giao đi tán phát là truyền đơn kêu gọi đả đảo Đảng cộng sản, kêu gọi đa nguyên đa đảng… Truyền đơn kêu gọi lật đổ nhà nước, lật đổ Đảng cộng sản Việt Nam. Truyền đơn còn được rải cũng với tiền để gây chú ý đặc biệt của bà con đi đường. Hành động ấy của Phương Uyên đã vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự, không hề oan uổng.
Tuyên truyền lật đổ Đảng, nhà nước là nội dung khác hẳn với biểu tình, rải truyền đơn chống Trung Quốc. Ở Hà Nội và cả TP. Hồ Chí Minh có biết bao nhiêu người đi biểu tình, căng khẩu hiệu công khai chống Trung Quốc, thậm chí có hành động hơi quá đà. Nhưng tất cả những người đó không ai bị bắt. Chỉ những kẻ lợi dụng đấu tranh chống Trung Quốc, để kêu gọi chống phá, lật đổ nhà nước, mới bị bắt giữ.
Một sinh viên từ quê lên TP. Hồ Chí Minh học sao có đủ tiền để đi tung rải cùng truyền đơn phản động? Vậy tiền của ai? Ai bỏ tiền ra đẩy Phương Uyên làm thiêu thân, bán đứng Phương Uyên dại khờ? Chắc ai cũng biết, kẻ sau lưng giấu mặt đó.
Phải lên án, vạch bộ mặt đểu cáng của những kẻ chủ mưu trong vụ Phương Uyên. Phải lên tiếng để cảnh tỉnh các bạn trẻ để không ai dại dột như Phương Uyên!

THÂN BẠI DANH LIỆT VÌ GÁI


LâmTrực@

Phàm là những kẻ tự dưng có nhiều tiền thì chơi hoang.

Gần đây báo chí rộ lên vụ hoa hậu bán dâm. Ít cũng cả ngàn đô vài phút phù phiếm. Cũng dễ hiểu bởi tiền bỏ ra đâu phải khó nhọc đổ mồ hôi sôi nước mắt. Thượng vàng hạ cám “đụ” cả, nhỏ chơi nhỏ lớn chơi lớn, lại còn khoe khoang khắp các hành lang nhà thổ…

Có kẻ lợi dụng thói hám gái của “lãnh đạn” để mưu đồ cá nhân. Nói văng mạng mà lại trúng tùm lum tùm la à nha…

Anh cũng nhắc kẻ nào đó, đang dính vào "Người phụ nữ của năm" liệu liệu mà lo cho xong vụ, quay đầu là bờ. Chớ có ti toe, không chịu tu thân thì đến cái chân Thủ thư cũng khó mà giữ được. Mà dính ai thì dính, dính vào em này thì có mà ăn đủ các loại máu.

Anh chỉ khuyên chú nào lỡ dính chàm thì lo mà rửa ráy, đừng huênh hoang mà có ngày dính chưởng nhé!

Trelangblogspotcom.blogspot.com

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

DIỆN CÁI MÁC "HÁN NÔM" THẾ NÀY THÌ CHẾT À?


LâmTrực@
Trước đây mình cứ tưởng Nguyễn Xuân Diện là Tiến Sĩ Hán Nôm, hóa ra không phải, sự thực thì Nguyễn Xuân Diện là Tiến Sĩ Ca Trù. Mình tưởng thế vì, ngày trước, trên Blog của Xuân Diện có ghi XuanDienHanNom. Mình không hiểu sao lại thế. Mấy anh có quen Xuân Diện nói, à nó ghi thế cho nó oai, nếu ghi Tiến Sĩ Ca Trù thì "Cạp đất mà ăn à". Hóa ra vì cái sự oai đó mà Xuân Diện từ bỏ Ca Trù.

Ôi, ghi danh Tiến Sĩ loạn như thế có mà chết à? Tiến Sĩ như thế này thì chết ngành Hán Nôm rồi anh Luận ơi.

Mấy hôm rồi, mình vào Tễu, một Blog của Nguyễn Xuân Diện, tức Xuân Diện mình vừa nhắc ở trên, thấy có bài: "THẾ NÀY THÌ CHẾT NGÀNH GIÁO DỤC RỒI, ANH LUẬN ƠI!". Hôm nay, nhân tiện mình nhắc lại câu đó cho Xuân Diện biết. 

Ai cũng hiểu, ở đâu thì cũng có người thế này, người thế khác. Có người giỏi, người dốt; có người khiêm tốn, kẻ háo danh. Trong một lĩnh vực, một ngành, một nghề, không chỉ vì một cá nhân nào đó mắc sai lầm mà ta lại quy chụp rằng cả lĩnh vực đó, ngành đó, nghề đó là đồ vứt đi. Cảnh báo là điều đáng trân trọng, nhưng không nên chụp mũ, phủi sạch kết quả phấn đấu của cả một ngành như thế. Chỉ khi nào, những tiêu cực trở nên phổ biến thì mới đáng báo động mà thôi.

Mình xin tóm lại ý viết ngắn của Kim Ngân là trong hàng ngàn Ông đi tu, từ Phật giáo, Thiên Chúa.v.v.Tất cả đều là những đạo có danh tiếng. Vậy có không: Một Ông thầy tu đi chơi gái hoặc quan hệ với các tín nữ? Có chứ! Có hay không một Ông Cha xứ đi chơi gái và lăng nhăng với nữ giáo dân? Có chứ! Cứ lên mạng sẽ biết. 

Vậy nếu mấy Ông này đi chơi và bị "tó" quả tang thì Xuân Diện lại la lên: "Thế này thì chết Tôn giáo rồi, Giê su ơi. Thích ca ơi" à? Rõ ràng, không chỉ vì môt ông sư, một ông linh mục phạm sai lầm mà ta nghĩ xấu cả về một tôn giáo.

Vậy mà Ông Tễu Nguyễn Xuân Diện, lại la toáng lên: "THẾ NÀY THÌ CHẾT NGÀNH GIÁO DỤC RỒI, ANH LUẬN ƠI!" khi mới nghe hơi nồi chõ, có ông Trưởng phòng giáo dục huyện gì đó ở Cao Bằng cưỡng bức nhiều giáo viên nữ. 

Tin chưa kiểm chứng mà ông Diện với tư cách là nhà khoa học lại dám kết luận như đinh đóng cột vậy ư? Cơ quan pháp luật nào đã kịp chứng minh điều đó là sự thật? Băng ghi âm ư? Trên mạng có mà đầy rẫy ra đấy. Hay là Xuân Diện sót thương chị em giáo viên? Không đâu, Xuân Diện chỉ sót thương cho Bùi Hằng máu trên máu dưới thôi. Nếu không phải là Bùi Hằng, thì Diện chỉ lo đến Văn Giang Dương Nội thôi, vì Văn Giang Dương Nội tạo cớ cho ông Tiến Sĩ Ca Trù lập quỹ cá kiếm.

Có nhiều người phản ứng với giọng điệu của Diện lắm, họ nói áp đặt vừa thôi. Hình như ông nào càng có nhiều độc giả trên mạng thì càng áp đặt quá nhiều thứ. Câu nói của Nguyễn Thông "Đá để xây chứ không để ném", còn câu nói của một bạn tôi "Xi măng để kết dính chứ không phải để trây trét" là đúng lắm. 

Không muốn chửi thì người dân cũng phải chửi "C.... ba láp vừa thôi" cho nó sạch môi trường.

(Theo trelangblogspotcom.blogspot.com)

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Chút ảnh vui xả stress



                                              Đường đến trường
                               Gừng càng già càng cay


                                     Tận hưởng cuộc sống
                                                 
                                                 Kẹp ba

                              Yêu động vật
                      Sao cậu dám nhìn trộm của tớ

Tranh nhau làm... người tử tế


Tác giả: NGUYỄN QUANG THIỀU

Tử tế chính là lẽ sống cho cả cuộc đời của một con người.  Để làm người tử tế quả là một thách thức khổng lồ. Nó đòi hỏi người ta phải sống vì cái đúng và vì người khác từng giờ, từng ngày và suốt cả cuộc đời, không bao giờ được phép ngưng nghỉ.Có một sự thật là: chưa bao giờ số lượng những người tìm mọi cách chứng minh mình là người tử tế lại đông như bây giờ, trong khi số lượng những hành động tử tế lại ít hơn bao giờ hết.

Sự tử tế sẽ biến mất ngay lập tức khỏi mỗi chúng ta khi chúng ta đố kị và ghen ghét người bên cạnh. Sự tử tế cũng biến mất ngay khi chúng ta cảm thấy khó chịu khi người được mình giúp lại không biết cách bày tỏ lòng biết ơn chúng ta, không biết cách tung hô sự giúp đỡ của chúng ta và không biết cách quảng cáo cho sự giúp đỡ của chúng ta.
Khi chúng ta tìm cách công khai lòng tốt của chúng ta với một ai đó, sự tử tế lại giảm đi một chút. Và đến lúc nào đó, khao khát đến quá mức được công khai lòng tốt của mình cho thiên hạ biết sẽ xóa đi toàn bộ lòng tốt ban đầu của chúng ta.
Ông cha ta đã nói tới việc tích đức và luôn luôn khuyên bảo con cái tích đức, chứ mấy ai khuyên con cái tích của. Tích đức và tích của là hai con đường ngược nhau. Tích của là gom góp tiền bạc vào túi của riêng mình, còn tích đức lại là ban phát sự tử tế cho thiên hạ.
Nhưng ngày nay, có một sự thật mà chúng ta đều phải thừa nhận: đó là có không ít những người lên tiếng về sự tử tế nhưng thực chất lại chỉ là làm sự "tử tế" cho cá nhân mình mà thôi. Nghĩa là những gì người đó thể hiện chỉ để cho thiên hạ biết đến họ, chứ không phải làm cho thiên hạ.
Một trong những yếu tố làm nên sự tử tế chính là sự hy sinh. Mà sự hy sinh đầu tiên và quan trọng nhất là hy sinh lợi ích của mình. Nghĩa là họ gom góp những cái gọi là sự tử tế để làm đầy cái túi cá nhân của họ mà thôi. Như thế, sự "tử tế" ấy chỉ là sự "tử tế" cho con người họ chứ đâu phải là sự "tử tế" cho thiên hạ.
Ảnh minh họa
Mấy năm gần đây, có không ít việc đau lòng xảy ra trong đời sống. Người sai thì đúng là sai rồi. Dù người sai ân hận cũng không quay ngược được thời gian nữa và chỉ còn cách sống nghiêm túc hơn, làm việc nghiêm túc hơn trong tương lai mà thôi. Nhưng qua những sự việc đau lòng của một hay một số cá nhân gây ra thì có một nỗi đau còn làm cho chúng ta đau hơn. Đó chính là nỗi đau về sự tranh nhau làm người tử tế của chúng ta. Trước kia, người ta thi nhau làm việc tốt, tranh giành làm việc tốt, còn giờ người ta tranh giành nhau dạy dỗ người khác và mắng nhiếc người khác để chứng minh mình là người tử tế. Bây giờ ai cũng có quyền nói về sự tử tế nhưng mấy ai tranh giành làm những điều tử tế đâu.
Nhân cái sai của người này hay người kia, chúng ta tràn lên phê phán, dạy dỗ và cả chửi rủa những người đã mắc sai lầm. Trong số những người lên tiếng, có những người luôn luôn tìm cách sống tử tế. Và việc lên tiếng hay nổi giận của họ chính là sự lên tiếng hay nổi giận của lương tâm con người mà chúng ta phải lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc để sống tốt hơn.
Nhưng bên cạnh đó, có quá đông sự lên tiếng của những người mà trong cuộc sống lâu nay họ là những kẻ tham lam, đố kị và chẳng sống vì ai. Nhưng họ lại là những người to tiếng nhất về sự tử tế. Sự tử tế của họ là sự tử tế của ngôn từ, chứ không phải sự tử tế của hành động. Và khi sự này, vụ nọ hết thời gian tính của nó thì sự tử tế của những người như vậy lại biến mất. Họ trở về đời sống thường nhật với những đố kị, ghen ghét, ích kỷ, vô cảm và chỉ thích nói về bản thân. Rồi đến một ngày nào đó, nhân một cơ hội nào đó, họ lại lên tiếng mắng nhiếc  và dạy dỗ người khác một cách không tưởng tượng nổi. Cái sự "tử tế" như thế tôi gọi là "Mùa tử tế".
Mỗi năm có một hoặc vài ba mùa tử tế. Mà cái mùa tử tế này  thì lúc nào cũng bội thu. Bội thu mùa lúa, mùa ngô  làm cho đời sống con người thêm no ấm, còn bội thu "mùa tử tế" thì chỉ làm cho xã hội thêm tồi tệ mà thôi.
Nguồn TuanVietNam

Sự tha hóa của giáo dục: Từ dạy thêm tới lớp VIP


Tác giả: HỒNG NGỌC

Chưa bao giờ, chúng ta được nghe nhiều lời phàn nàn về việc dạy thêm, học thêm như hiện nay. Học sinh giỏi cũng học thêm, học sinh yếu cũng học thêm, và học sinh trung bình cũng học thêm. Điều khôi hài là họ cùng học thêm theo một chương trình như nhau nếu học cùng một lớp. Và điều khôi hài nữa là nội dung học thêm lại... nằm trong chương trình học.
Khái niệm "học thêm" tự nó nói lên ý nghĩa là việc học một điều gì đó mới, nằm ngoài chương trình học. Khi chương trình giáo dục phổ thông cơ bản không cung cấp cho học sinh cơ hội phát triển toàn diện, những phụ huynh ý thức được điều đó tất yếu sẽ cho con em mình đi học thêm.
Thực tế, chương trình giáo dục phổ thông của chúng ta từ trước tới nay vẫn đầy khiếm khuyết, khi nó quá tập trung vào khía cạnh tri thức. Nhưng vấn đề là học thêm ở nước ta hiếm khi đi khắc phục khiếm khuyết đó, trái lại còn làm cho khiếm khuyết đó trầm trọng hơn bằng cách tăng cường "nhai lại" những tri thức đã học trong chương trình.
Khi học thêm không mở mang thêm tri thức mới cho học sinh, cũng không nâng cao sự năng động thể chất, sự sáng tạo trong tư duy, hay sự bay bổng trong tâm hồn, nó không còn là biểu hiện tinh thần hiếu học mà trở thành một tệ nạn.
Tệ nạn với học sinh vì làm lãng phí thời gian phát triển của các em. Tệ nạn với phụ huynh vì lãng phí tiền của vào việc trả công cho các thầy, tiền mua dụng cụ học thêm, và công lao đưa đón trẻ. Tệ nạn với xã hội, vì bao nhiều thời gian và nguồn lực bị lãng phí vào việc học thuộc hoặc thực hiện thành thạo những thứ có thể dễ dàng tìm kiếm qua Google, hay qua vài thao tác trên bàn tính, trong khi các công dân tương lai của nó lại thiếu những kỹ năng cơ bản để sinh tồn, thiếu rèn luyện sức khỏe để làm việc, và thiếu óc sáng tạo để phát triển.
Tất cả những tệ nạn đó có lẽ đã được thúc đẩy bởi tệ nạn người giáo viên cần việc dạy thêm như cần câu cơm. Nếu như ở các vùng nông thôn hay miền núi, lương giáo viên trong biên chế tạm đủ để giúp họ nuôi bản thân và góp phần nuôi gia đình thì tại thành thị, mức lương đó có thể không đủ để nuôi một đứa con đi học!
Chế độ tiền lương "độc đáo" của chúng ta đã buộc người giáo viên ở thành thị phải sống với một thu nhập thấp hơn hoặc bằng người giáo viên miền núi hay nông thôn, ở nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ hơn, mọi thứ đều phải trả tiền mà không thể trồng thêm cây rau, sào lúa, hay nuôi thêm lợn, gà. Dạy thêm là việc bức thiết để giải quyết nhu cầu cuộc sống, chứ không phải là một việc được lựa chọn với giáo viên trường công ở đô thị. Và tất nhiên, không có chỗ cho dạy thêm miễn phí như chúng ta từng được chứng kiến trước đây 1/4 thế kỷ, khi các trường tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cho những học sinh đi thi học sinh giỏi, hay dạy bổ túc cho những học sinh yếu.
Toàn bộ sàn lót gỗ trong một lớp "VIP".  Ảnh: Ngọc Thắng/ Báo Thanh Niên
Khi dạy thêm trở thành cách kiếm tiền chủ yếu và không bị kiểm soát, người giáo viên có cơ hội đẩy học sinh đến chỗ học thêm trở thành việc bắt buộc. Cách bắt buộc hữu hiệu nhất chính là việc cố tình dạy hổng kiến thức trong chương trình chính khóa, và đó chính là hành vi trái đạo đức. Hệ quả là chất lượng giáo dục trong chương trình chính khỏa giảm sút. Một hệ quả lớn hơn là nó làm sụp đổ toàn bộ quá trình giảng dạy đạo đức hay nhân cách cho học sinh, khi chính những người thầy ở vị trí có tính biểu tượng truyền thống về đạo đức và đang giảng dạy đạo đức lại làm việc trái đạo đức với học trò.
Tha hóa lần thứ hai: lớp VIP
Sự hạn chế của nền giáo dục phổ thông kể cả về phương pháp giáo dục lẫn cơ sở vật chất trong khi nó chậm đổi mới, thậm chí tha hóa, khiến cho giáo dục tụt lại với nhu cầu của xã hội, đặc biệt là với mong muốn của những phụ huynh tương đối thành đạt, muốn cho con mình có được tương lai tốt hơn, bằng cách được thụ hưởng giáo dục tốt hơn.
Cùng lúc, vai trò của giáo dục gia đình ngày càng mờ nhạt. Nó dẫn những phụ huynh "có điều kiện" đến hai ngã rẽ khác nhau. Ngã rẽ thứ nhất cho con vào học trường quốc tế hoặc trường tư. Đó là những phụ huynh tin vào một môi trường giáo dục lành mạnh, phương pháp giáo dục hiện đại sẽ giúp con mình phát triển tốt.
Trường quốc tế và trường tư, dân lập thoát khỏi cơ cấu lương của nhà nước, giúp giáo viên không hoặc ít chịu áp lực mưu sinh bằng dạy thêm. Trang thiết bị học tập của trường cũng sẽ không bị giới hạn bởi mức tài trợ từ ngân sách, mà sẽ tương ứng với các khoản đóng góp từ phụ huynh.
Nhưng có không ít phụ huynh "có điều kiện" chọn cho con mình một ngã rẽ khác: vẫn là trường công, nhưng với chế độ "được ưu đãi". Lý do đầu tiên là các trường công giàu truyền thống hơn, với những trường điểm và hệ thống trường chuyên, lớp chọn với đội ngũ giáo viên được chọn lọc từ hệ thống. Vì thế, không ít phụ huynh chấp nhận bỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để mua suất học cho con mình ở trường công. Lớp học quá đông hay giáo viên vô tình thì phụ huynh trả tiền để mua sự chú ý hay ưu đãi cho con mình! Cứ coi như khoản chênh lệch học phí giữa trường tư và trường công được sử dụng để mua ưu đãi từ giáo viên!
Tuy nhiên, những ưu đãi cá biệt này không làm thay đổi được thực tế về cơ sở vật chất hạn chế của trường công, và giải pháp được đưa ra: lớp VIP hay lớp chọn mở rộng. Tại đó, phụ huynh được đáp ứng mong muốn về cơ sở vật chất cho việc học tập của con mình, được ưu đãi về chất lượng giáo viên hay những hoạt động đặc biệt khác, tương ứng với mức đóng góp "tự nguyện". Mâu thuẫn giữa chủ trương xã hội hóa giáo dục tại trường công để nâng cao điều kiện dạy và học với mức độ sẵn sàng đóng góp của đa số phụ huynh đã dẫn tới việc "khoanh vùng xã hội hóa" trong chính trường công; mâu thuẫn giữa lòng tin của phụ huynh vào truyền thống và phương pháp giáo dục của trường công với sự ngờ vực về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên trường công đã dẫn tới đòi hỏi mua sự ưu đãi ngay trong chính trường công. Cả hai hội tụ lại ở một sản phẩm quái thai: lớp VIP, hay lớp chọn mở rộng (lớp chọn ban đầu chỉ dựa trên học lực của học sinh, lớp chọn mở rộng thì phụ thuộc "điều kiện" của phụ huynh học sinh).
Gọi là quái thai, vì nó công khai sự phân biệt đối xử ngay trong một trường học, trong khi một xã hội văn minh trao cho con người quyền bình đẳng về cơ hội, mà đầu tiên là quyền bình đẳng trong giáo dục công. Đó là lý do các quốc gia phát triển miễn phí giáo dục công ở bậc phổ thông, và chúng ta, trên lý thuyết, miễn học phí giáo dục công ở bậc tiểu học.
Tuy nhiên, với những trường học, những phụ huynh đã góp công tạo nên những lớp VIP nói trên, có thể họ không coi đó là sự quái thai, bởi vì sự phân biệt đối xử vẫn hiện hữu công khai trong cuộc sống của họ, và đặc quyền với họ và với con cái họ là hiển nhiên khi họ có quyền và có tiền. Đó lại là câu chuyện của xã hội.
Nếu ở nơi làm việc, người ta được hưởng đủ thứ đặc quyền, được cung phụng bởi cấp dưới và xã hội, về nhà lại được người giúp việc phục vụ tận răng, người ta khó tránh khỏi ngộ nhận về đặc quyền đương nhiên của mình, và cũng đòi hỏi con mình phải có đặc quyền tương ứng.
Nhưng cũng không ít những phụ huynh còn lam lũ vất vả, ban đầu phải chọn trường công vì vấn đề kinh tế, rồi cũng cố đua theo vào lớp VIP, lớp chọn với tâm lý không để con mình phải thua kém thiên hạ, và hy sinh đời bố - củng cố đời con.
Họ không hình dung tới những đứa con được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường đặc quyền đặc lợi khi trưởng thành sẽ biết ứng xử ra sao với cuộc đời. Hay họ tin rằng họ chính là sự bảo đảm cho việc con mình khi trưởng thành cũng sẽ ở vị trí đặc quyền đặc lợi như thế? Hoặc tin rằng những tài sản mà mình tích cóp được đủ để con mình được cung phụng suốt đời, ngay cả khi chúng là những kẻ vô dụng vì từ nhỏ đã được nuôi dưỡng thói lười biếng và ỷ lại?
 Tuần Việt Nam

Cái nhìn phiến diện, phi thực tế



QĐND - Thứ Ba, 23/10/2012, 21:34 (GMT+7)
QĐND - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB – Reporters Without Borders) mới đây đưa ra nhận xét phi thực tế rằng, Việt Nam là “nhà tù lớn nhất thế giới cho các bloggers và những người bất đồng chính kiến phổ biến quan điểm của mình trên mạng...".
Dư luận chẳng lạ gì RWB – một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động cổ xúy, thúc đẩy tự do báo chí theo kiểu “vô chính phủ”. Điểm dễ nhận thấy là tổ chức này thường xuyên bóp méo, xuyên tạc tự do báo chí, ở những quốc gia mà họ thiếu thiện chí như Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh, internet ở Việt Nam ngày càng phát triển và quyền tự do internet của người dân được đảm bảo. Hiện nay, hơn 30 triệu người, chiếm khoảng 40% dân số, Việt Nam sử dụng internet. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) lại đưa ra đánh giá: "Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng internet cao nhất trong khu vực Đông Nam Á...". Nhận xét trên, tuy chưa toàn diện, nhưng đã phản ánh rõ sự thật về tự do internet, tự do báo chí ở Việt Nam.
Vậy căn cứ vào đâu RWB đưa ra những phát ngôn đi ngược thực tế đó? Có phải là họ chỉ dựa vào những thông tin một chiều, những lời vu cáo, bịa đặt của một số phần tử cơ hội chính trị, phản động nên cách nhìn nhận của họ là hết sức phiến diện, không phản ánh đúng thực chất tình hình tự do internet, tự do báo chí của Việt Nam.
Mọi người đều hiểu, mỗi quốc gia có bản chất chế độ chính trị khác nhau, điều kiện lịch sử khác nhau. Căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước và quốc tế, chính phủ từng quốc gia ban hành các điều luật phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển của đất nước mình. Việc quản lý báo chí, truyền thông, internet bằng pháp luật là hình thức bảo đảm thực hiện quyền tự do báo chí, tự do internet của công dân. Do bản chất chế độ, điều kiện lịch sử cụ thể không giống nhau nên luật báo chí của các nước cũng khác nhau. Và như vậy quyền tự do báo chí, tự do internet của công dân cũng không giống nhau giữa các nước. Nhưng có một điểm chung là dù ở bất cứ quốc gia nào, quyền tự do báo chí, tự do internet không phải là các quyền tuyệt đối, mà đều được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. RWB không thể tuyệt đối hóa, coi quyền “tự do báo chí”, "tự do internet" như một thứ quyền không giới hạn, tự do vô chính phủ. Đó là điều không thể có và không tồn tại trên thực tiễn ở bất cứ quốc gia nào...
Nguy hiểm hơn, RWB còn công khai hậu thuẫn, tiếp sức cho những kẻ cơ hội, phần tử chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật ở Việt Nam… Họ đứng ra bênh vực, bảo vệ, thậm chí can thiệp đòi trả tự do cho những đối tượng lợi dụng tự do internet, tự do báo chí đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam. RWB còn phối hợp với một số tổ chức nhân quyền phương Tây chuyên lợi dụng “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, "tự do internet" hòng chụp mũ công kích Việt Nam. Việc làm của RWB đã đi ngược luật pháp quốc tế nhằm thực hiện mưu đồ gây mất ổn định ở Việt Nam, một quốc gia độc lập, chủ quyền và hợp hiến. Hành động đó là không thể chấp nhận.
KIM NGỌC

Human Rights Watch: tổ chức đội lốt nhân quyền



Theo Nhân Dân
Tiền thân của Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích "giám sát" Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này.
Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích, từ đó đổi tên thành Human Rights Watch (HRW). Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động của HRW lại thấy tổ chức này đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành "con rối" đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị.
Một trong những "sứ mệnh" HRW tự phong cho mình là "điều tra và đưa ra ánh sáng các vi phạm nhân quyền và buộc những đối tượng vi phạm phải thừa nhận trách nhiệm"; "tiến hành nghiên cứu thực tế và điều tra các vi phạm nhân quyền, báo cáo một cách công tâm về tình hình nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia". Tuy nhiên, không hiểu HRW "nghiên cứu thực tế" như thế nào, các báo cáo có độ tin cậy đến đâu, khi tổ chức này ngày càng phải chịu sự chỉ trích từ chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức truyền thông và ngay cả nhà sáng lập là cựu Chủ tịch HRW Robert L.Bernstein về phương pháp, năng lực nghiên cứu. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch cũng đã từng chỉ trích đội ngũ chuyên gia của HRW không đủ kiến thức chuyên sâu, trong khi đó thì Robert L.Bernstein, người sáng lập HRW, lại cáo buộc tổ chức này áp dụng phương pháp nghiên cứu "nghèo nàn", dựa vào các nhân chứng mà không kiểm chứng những lời kể của họ, hoặc có đưa ra bằng chứng thì cũng vì mục đích chính trị. Viện nghiên cứu Monitor cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế.
HRW luôn tự khẳng định là tổ chức phi chính phủ độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo nhân quyền của mình là công tâm, không vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, cách đưa tin thiên lệch, có dụng ý nhằm vào các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội, và các nước theo đạo Hồi...; đồng thời tâng bốc các giá trị "tự do, dân chủ" kiểu Mỹ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính "công tâm", "độc lập" của HRW. Nhiều học giả Mỹ la-tinh cho rằng, về hình thức, HRW không lệ thuộc vào Chính phủ Mỹ nhưng các báo cáo của tổ chức này về tình hình nhân quyền tại Mỹ la-tinh, đặc biệt là tại Vê-nê-xu-ê-la, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những toan tính của Washington. Bằng chứng là tháng 9-2008, Vê-nê-xu-ê-la đã trục xuất hai nhân viên HRW là Jose Miguel Vivanco và Daniel Wilkinson với lời cáo buộc họ tiến hành "các hoạt động chống phá nhà nước". Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la Hugo Chavez cho rằng, HRW đã câu kết với chính quyền Bush tiến hành một chiến dịch nhằm lật đổ chính quyền của ông, đồng thời phủ nhận các thành tựu mà chính phủ của ông đã đạt được trong cuộc chiến chống đói nghèo. Bộ trưởng Ngoại giao Vê-nê-xu-ê-la cáo buộc HRW là tổ chức đội lốt bảo vệ nhân quyền được Mỹ tài trợ nhằm thực hiện chính sách tấn công các nước đang xây dựng các mô hình kinh tế kiểu mới. Ngày 17-9-2008, trong một thư ngỏ gửi Ban giám đốc HRW để phản đối báo cáo của tổ chức này về tình hình nhân quyền tại Vê-nê-xu-ê-la, đã có 118 học giả của Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Mê-hi-cô, Vê-nê-xu-ê-la, Mỹ, Anh cùng một số quốc gia khác đã chỉ trích HRW đưa thông tin sai lệch để chống Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la. Theo các học giả, báo cáo của HRW "không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu nhất về phương pháp nghiên cứu, sự công bằng, chính xác và tin cậy"; cáo buộc người chắp bút chính cho báo cáo này, Jose Miguel Vivanco, có "động cơ chính trị". Cáo buộc trên càng có cơ sở khi báo cáo tài chính của HRW năm 2009 cho thấy, 75% mức đóng góp đến từ Bắc Mỹ, 25% đến từ Tây Âu và chỉ chưa đầy 1% từ các khu vực khác. Mặc dù HRW đã phải "rào đón", trấn an dư luận rằng tổ chức này "chỉ nhận đóng góp từ các nguồn tư nhân, không nhận bất cứ đóng góp của chính phủ nào, trực tiếp hay gián tiếp" nhưng có ai dám chắc các tổ chức tư nhân ủng hộ tài chính cho HRW không chịu sự thao túng từ chính phủ của một số nước lớn vì mục đích chính trị?
Những năm qua, trong các nước mà HRW "quan tâm" một cách đặc biệt có Việt Nam. Một trong những thủ đoạn HRW thường triển khai là tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua báo cáo nhân quyền thường niên, hoặc ra thông cáo báo chí, gửi thư tới lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức quốc tế. Hằng năm, HRW công bố cái gọi là "báo cáo nhân quyền" phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Gần đây nhất, trong báo cáo năm 2012, HRW xuyên tạc, vu cáo "Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa". HRW trắng trợn vu khống Việt Nam sử dụng các điều luật "mơ hồ" (Ðiều 79, Ðiều 87, Ðiều 88 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam) để bắt giữ, xét xử các "nhà bất đồng chính kiến", "nhà vận động tôn giáo và chính trị" mà thực chất là các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam một cách có hệ thống như Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Bá Ðăng, Phan Thanh Hải,... Lần nào cũng vậy, báo cáo của HRW luôn phủ nhận các thành tựu phát triển nhân quyền ở Việt Nam; và thực chất các thông tin đó chỉ là sự cóp nhặt những thông tin sai sự thật, một chiều và có dụng ý xấu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam do các thế lực thù địch với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tán phát trên mạng in-tơ-nét hoặc rêu rao trên vài tờ báo lá cải ở hải ngoại. Rồi mỗi khi các cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ hay xét xử một số đối tượng với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", "phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc", hoặc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" HRW lại nhanh chóng ra thông cáo báo chí chỉ trích, lên án, yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện các đối tượng này! Không dừng lại ở đó, HRW còn gửi thư cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế để kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền, thả các "tù nhân lương tâm", những "nhà bất đồng chính kiến", các blogger.
Cùng với chiêu bài tuyên truyền, xuyên tạc tình hình "dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận" ở Việt Nam, HRW còn hậu thuẫn tài chính, kích động một số đối tượng chống Nhà nước Việt Nam dưới hình thức trao "Giải thưởng Hellman - Hammett" vắng mặt. "Giải nhân quyền Hellman - Hammett" do HRW lập ra cách đây hơn 20 năm để hỗ trợ về tài chính cho các nhân vật được gán cho nhãn hiệu là "nhà văn đấu tranh cho nhân quyền phương Tây". Nhưng gần đây, HRW đã lái việc trao "giải" này cho cả những nhân vật chống chính quyền, gây mất an ninh trật tự ở Việt Nam. Ðọc danh sách những người được HRW "trao giải thưởng" từ năm 2001 đến 2011 sẽ thấy mục đích của HRW cụ thể là gì, bởi từ Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài,... đến Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Khắc Toàn,... đều là công dân Việt Nam có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Trong số họ chẳng có người nào là "nhà văn" như tiêu chí để xét trao "Giải thưởng nhân quyền Hellman - Hammett". Những người này có điểm chung là bán rẻ danh dự, nhân phẩm, tự nguyện trở thành công cụ trong tay thế lực xấu để chống phá đất nước, chống phá chế độ. Vì thế, "Giải thưởng nhân quyền Hellman - Hammett" chẳng qua chỉ là một màn kịch dựng sẵn một cách vụng về trên sân khấu chính trị, mượn cái lốt "dân chủ, nhân quyền" để phá hoại xu hướng phát triển tiến bộ của các quốc gia luôn giữ vững độc lập và tự chủ, tự chọn con đường phát triển của mình, trong đó có Việt Nam. Ðó cũng là lý do để khẳng định HRW chưa bao giờ quan tâm đến nhân quyền, tổ chức này chỉ quan tâm đến lợi ích của những người đang muốn chi phối thế giới này bằng các giá trị do họ sản xuất và áp đặt mà thôi.
LAM SƠN

QUAY ĐẦU VẪN CÒN KỊP


LâmTrực@

Rảnh vào mấy trang của Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức, Ki tô Chúa cứu thế, nữ Vương công lý... mà thấy ngán ngẩm. Thôi thì cũng vào cho biết, chứ anh không hiểu sao mà họ hiếu chiến kinh. Đặc biệt là mấy trang của mấy anh lấy danh Thiên chúa. Ở trên cao, có lẽ Chúa cũng ngán ngẩm vì mấy đứa con bất hiều, bất trị và bất trung này.

Trước đây, anh cứ nghĩ rằng mấy anh theo Thiên chúa từ bi lắm, hóa ra, Chúa nhân từ, nhưng những kẻ theo Chúa ở ta không phải ai cũng như thế.

Đọc một loạt bài, bài nào cũng sặc mùi chống dân tộc, kích động thù hằn với chế độ, với chính quyền, với người dân lương thiện. Thôi thì đưa tin đúng thì chẳng sao, nhưng bịa chuyện, bóp méo sự thật để nói xấu ai đó thì thật là quá thể. Chắc chắn Chúa không dạy bảo họ như thế.

Tò mò một chút, anh thấy mấy cha chỉ chuyên tìm những chuyện vỉa hè rồi thêm tí mắm muối, sáng tác thêm tý cho rùng rợn, và thế là thành một bài, rồi lu loa tung hỏa mù, chẳng biết đâu mà lần. Trên mấy trang này, cũng dành ra một góc để kêu gọi ngoại bang tẩy chay nhà nước, tẩy chay dân tộc. Thật không hiểu nổi nữa. Theo anh, trước khi là một con chiên, họ là một người Việt. Vậy sao họ lại phỉ báng dân tộc nhi? Trên thiên đường Chúa có biết không?

Dân tộc Việt vốn là một trong những dân tộc hòa hiếu nhưng lại thiện chiến bậc nhất trên thế giới. Chỉ tiếc rằng, giờ đây lại sản sinh ra những loại như ngồi nhổ lông trym đưa lên miệng cắn cho bõ tức, hoặc dấm dúi túm năm tụm ba bàn kế chửi đổng. Số khác thì bàng quan tụ thủ kệ mẹ, dân cũng tốt mà tộc cũng được, không có dân tộc cũng chẳng hại đếch gì đến tao. Nhưng, anh cam đoan rằng, đại đa số người dân Việt vẫn giữ nguyên được những phẩm giá của mình. Khi đất nước có biến, kể cả ngoại xâm hay nội xâm, điều đó sẽ khiến trái tim Việt thể hiện sức mạnh. 

Bối cảnh như hiện nay mà mấy anh phản Chúa vẫn cứ nhấp nhổm hy vọng cách mạng "Rân trủ" kiểu Diện liều, Đức dở hơi thì đếch có đâu, anh nói thế cho nó vuông. Biết điều thì quay về lo cuộc mưu sinh đi thôi. Fulro với Chợ Lớn dân ta còn dẹp được, mấy cái quan làm báo, đĩ làm báo hay mấy cái bờ nốc gơ thì làm được cái đếch gì chứ.

Đi ra ngoài đường nghe thiên hạ nói chuyện hoặc lên mạng xem các công dân thời @ bàn tán mới thấy mấy thằng ti toe chống đối, kiếm cái "Tai nạn với chính quyền" để hòng được nổi tiếng chỉ là con rối cho ngoại bang. Khốn khổ thay, họ không biết điều này, vẫn mù quáng gào thét rủa xả, nâng bi bợ đít mấy mụ như Hằng phò, Bích điên, Đức ngố, Tần chập mạch. 

Vô vọng, anh cho là vô vọng. Hãy nhìn lại lịch sử, một lũ lưu vong chống phá, có cả đất tận Thái Lan, có cả sự tiếp tay của Tàu khựa, có cả hậu thuẫn của Mỹ với súng to súng nhỏ, tàu lớn tàu bé, đảng này đảng nọ mà vẫn chết nhe răng, kẻ cầm đầu còn chết biến dạng không thể nhận ra nếu không có công nghệ ADN. Vậy thử hỏi, vài ba kẻ phản phúc ngồi ngoáy mũi bỏ miệng như mấy anh Ba Sàm, Chú Tễu, cậu Cù, Cứu thế, Công lý... thì làm được cái đếch gì? Chẳng gì cả. Rốt cuộc, không tu chính sửa sai thì học đếm đi mà chuẩn bị bóc lịch cho nó lành. 

Mẹ kiếp, cả một xã hội vận hành theo thời cuộc như xe chạy trên đường, không chấp hành luật lệ giao thông thì chỉ có tan xác. Hài đếch tả!

Quay đầu vẫn còn kịp.
(Nguồn blog trelangblogspotcom.blogspot.com)

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Bộ mặt thật của Nguyễn Xuân Diện đã bị lật tẩy sau vụ thanh tra.(kỳ 5)


            Ai chẳng biết Diện hoạt động chống phá đâu phải chỉ có một mình. Bên cạnh Diện lúc nào chẳng kè kè vài luật sư như loại “Hà Huy Sơn, Trần Vũ Hải, Trần Đình Triển .v.v – những luật sư chuyên đi bênh vực những kẻ có hoạt động chống lại chính quyền nhân dân. Khoan chưa nói đến trình độ của những luật sư này song việc Diện ta lên mạng tồ tồ về chuyện mình bị thanh tra 4T sờ gáy, rồi la làng cho rằng mình oan ức và cơ quan chức năng đang  vi phạm pháp luật khi yêu cầu Diện lên làm việc đã đủ thấy trình độ của đám luật sư này qua việc xui khôn, xui dại Diện. Tệ hơn nữa là màn phụ hoạ nhặng bâu do đám đệ tử của Diện thực hiện, ( mời các bạn vào đây để đọc lại), kẻ xui thế này, người chửi thế khác, bây giờ xem lại mới thấy đúng là màn kịch tự biên tự diễn của đám “Rân trủ”, kẻ tung, người hứng xem ra rất bắt mắt nhưng nếu ai đó có chút ít hiểu biết về lĩnh vực thông tin và truyền thông, một lĩnh vực đang rất phát triển tại Việt Nam thì cũng thấy chúng chỉ là một lũ u mê về pháp luật.  Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin điện tử trên internet ngày 28/8/2008, đã quy định rõ: “ Bộ thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý về internet bao gồm:
          …Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc TW quản lý và thực thi pháp luật đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ internet; thiết lập, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên internet, bao gồm cấp phép, đăng ký, báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền ( điểm c, khoản 1 điều 5 Nghị định)
          Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình thực hiện quản lý nhà nước về internet tại địa phương phù hợp với các quy định tại nghị định này (Điều 5, Nghị định 97/2008/NĐ-CP)
          Nói tóm lại, hoạt động xây dựng, điều hành và viết các tin bài đưa lên trên mạng internet của Nguyễn Xuân Diện là hoạt động thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông đã được pháp luật quy định. Thế mà đến lúc lên làm việc với sở 4T ông Diện vẫn gân cổ cò, co cổ ngỗng lên để cãi lấy được rằng : “Sở 4T không có lý do gì để làm việc với Diện và việc viết blog là chuyện cá nhân, không thuộc lĩnh vực quản lý của sở 4T”. Bây giờ thì bạn đọc đã hiểu tại sao nói Diện dốt. Chỉ đến khi Đoàn thanh tra dí vào mặt Diện cái nghị định to tướng của Chính phủ thì lúc đó Diện mới ớ người và ngồi trật tự.

Điều trị bệnh... hứa



(HNM) - Một trong nhiều điểm mới tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII lần này là các bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời chất vấn tại những kỳ họp trước sẽ phải báo cáo về việc thực hiện lời hứa với cử tri và Quốc hội sẽ giám sát những lời hứa này. 

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Đây cũng là cách xem xét uy tín của các bộ trưởng, nếu họ không thực hiện được lời hứa với cử tri, uy tín đó sẽ bị ảnh hưởng… Cử tri kỳ vọng, với việc Quốc hội giám sát những lời hứa cũng như lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ, bệnh "hứa suông" sẽ được đẩy lùi; các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ có trách nhiệm hơn với những lời hứa trước nhân dân…

Pháp luật của nước ta hiện nay, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm thực hiện lời hứa của các vị "công bộc"; chưa có chế tài xử phạt với công chức, những người nắm giữ chức vị quan trọng trong hệ thống cơ quan nhà nước hứa một đằng làm một nẻo hoặc hứa rồi để đấy.

Do vậy, kết quả thực hiện lời hứa sau các cuộc chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội không mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội… Tình trạng quan chức hứa nhưng không làm, hoặc làm không đến nơi đến chốn, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước mà còn làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước với nhân dân. Do vậy, điều trị bệnh "hứa suông" cũng là vấn đề cấp bách.

Tại hai kỳ họp trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hứa: Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, bảo đảm không có ngân hàng yếu kém làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế; quản lý chặt chẽ thị trường vàng; tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ và vàng… Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hứa: Tập trung giải quyết những vụ khiếu kiện về đất đai phức tạp, kéo dài được dư luận xã hội quan tâm, trước hết là các vụ việc về bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu đô thị… Bộ trưởng Bộ Công thương hứa: Khẩn trương rà soát các dự án phát điện; loại bỏ hoặc dừng các dự án không đạt tiêu chí môi trường, chất lượng, hiệu quả; có lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh, chống độc quyền, nhất là đối với các sản phẩm điện, xăng dầu, vật tư cho phát triển nông nghiệp…
 

Rất nhiều vấn đề "nóng", cử tri mong muốn tại kỳ họp Quốc hội này, các vị tư lệnh ngành phải trả lời rõ ràng: Lời hứa từ các kỳ họp trước đã thực hiện đến đâu, kết quả thế nào, lộ trình cho các giải pháp tiếp theo… và cả trách nhiệm cá nhân đối với những việc chưa làm được? Cử tri cũng mong muốn, không dừng lại ở việc các vị bộ trưởng đọc báo cáo về thực hiện lời hứa, Quốc hội cần tạo điều kiện cho đại biểu của nhân dân tái chất vấn để đi đến tận cùng trách nhiệm. Việc giám sát lời hứa cũng cần được thực hiện một cách quyết liệt, nghiêm túc không để tình trạng hứa "rõ to", "rõ kêu" để lấy lòng cử tri, lấy phiếu bầu… nhưng không mang lại hiệu quả thực tế trong đời sống xã hội.

Cán bộ có trọng trách càng cao, trách nhiệm với việc thực hiện lời hứa càng lớn. Để việc thực hiện lời hứa trước nhân dân trở thành nhu cầu tự thân, là một biểu hiện văn hóa của những người làm "công bộc", rất cần xây dựng một quy trình bỏ phiếu tín nhiệm. Theo đó, nếu các vị bộ trưởng, trưởng ngành không thực hiện lời hứa, các cơ quan của Quốc hội, hoặc đại biểu Quốc hội có thể yêu cầu đưa các vị đó ra để Quốc hội xem xét lấy phiếu tín nhiệm. Nếu vị nào tín nhiệm quá thấp, có thể bỏ phiếu bãi nhiệm, miễn nhiệm chức vụ. Điều này là cơ sở để hình thành văn hóa từ chức - một vấn đề đã được dư luận đề cập từ nhiều năm nay…

Tóm lại, căn bệnh "hứa suông" của cán bộ, công chức hiện nay cần được khẩn trương điều trị với những liệu pháp tích cực, đồng bộ. Cử tri hy vọng, với những đổi mới tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, căn bệnh này sẽ bước đầu thuyên giảm.
Thế Phương