Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Một nền báo chí hèn nhát, dung túng một cộng đồng cực đoan

Theo Treonline.com
Cứ nhìn vào nền báo chí của cộng đồng người Việt hải ngoại suốt 37 năm qua sẽ có nhận định và đánh giá mà ít bị sai lầm: Báo chí thế nào, người dân thế ấy. Cộng đồng người Việt còn non trẻ, phức tạp, ồn ào, có nhiều hội đoàn, ủy ban, đảng phái, có nhiều cuộc biểu tình chuyên đánh phá lẫn nhau và chia rẽ nhất so với các cộng đồng thiểu số khác đang sinh sống ở Mỹ.
Mới nhìn vào, với số lượng vài trăm tờ báo, vài chục đài truyền thanh, truyền hình, sẽ dễ lầm tưởng tự do ngôn luận, tự do báo chí đã bén rễ và sinh sôi nẩy nở trong cộng đồng vừa mới hội nhập vào đất nước văn minh và tự do nhất hoàn cầu này. Trông vậy mà không phải vậy. Nói một đàng làm một nẻo. Làm báo theo kiểu lề phải, tự kiểm duyệt, độc tài, phản tự do ngôn luận, phản tự do dân chủ và sẵn sàng quỳ lạy đám chống cộng cuồng tín, cực đoan mặc dù hiến pháp Mỹ đã cho một thứ quyền lực tối cao ngang hàng với ba ngành lập pháp khác.
Tiêu biểu cho lối làm báo hèn nhát theo lề phải là những tờ báo được xem có trọng lượng nhất trong làng báo hải ngoại, đứng đầu là tờ Người Việt, Việt Tide, Viễn Đông, Việt Báo và Sàigòn Nhỏ.
Thái độ hèn nhát làm báo theo lề phải dẫn dắt quần chúng sai lạc của những tờ báo nêu trên đã đẻ ra đám cuồng tín Vi Anh, Phan Kỳ Nhơn, Nguyễn Tấn Lạc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Quang Dật, Trần Thanh Hiền, Trần Sơn Hà, Trần Trọng An Sơn, Trần Phong Vũ và Nguyễn Chí Thiện.
Cung cách làm báo không ra làm báo, cửa hàng không ra cửa hàng đã đẻ ra những quái thai truyền thông như Đinh Quang Anh Thái, Việt Dũng, Khúc Minh, Ngụy Vũ và những tên du côn, du đãng “phóng viên” Đoàn Trọng và thợ nói Du Miên.
Lề lối làm báo theo lề phải, mị dân để thỏa mãn tự ái những kẻ chiến bại đầy tự ti mặc cảm và làm báo vì kinh tế, cho nên mục tiêu chính của báo chí là tai là mắt của quần chúng, là cơ quan giám sát đầy quyền lực đã trở thành công cụ tuyên truyền và bị khuất phục bởi nhóm nhỏ chống cộng quá khích, cực đoan, và rất nhanh chân quỳ lạy những ông cuồng tín chuyên ăn bám xã hội như Ngô Kỷ và sống bám đũng quần đàn bà như Lý Tống mỗi khi các ông này lên tiếng hăm dọa biểu tình.
Nguyên nhân đưa đến cách lám báo phản tự do ngôn luận nêu trên bắt nguồn từ một nhóm nhỏ làm báo thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa mang theo ra hải ngoại sau 30 tháng 4, 1975. Những bóng ma quá khứ này tiếp tục đè nặng lên giới báo chí truyền thông hải ngoại suốt 37 năm qua, không ai dám làm một cuộc đột phá để thoát ra khỏi loa tuyên truyền cho chế độ như Vũ Quang Ninh, Vũ Ánh và Ngô Nhân Dụng. Những bóng ma báo chí của quá khứ còn gây ra hậu quả tai hại là thui chột và giết chết một thế hệ những người trẻ đam mê báo chí từ những ngày còn miệt mài nơi những trường đại học báo chí như Đỗ Dũng, Đỗ Bảo Anh và Phạm Phú Thiện Giao.
Những tờ báo như Người Việt, Sàigòn Nhỏ, Viễn Đông, Việt Tide và Việt Báo không khác gì những loa tuyên truyền cho những tổ chức đấu tranh, chống cộng cực đoan. Những tờ báo này chỉ tuyên truyền bịp bợm một chiều, thiếu tính khách quan của những tờ báo lương thiện trong xã hội dân chủ tự do. Báo Người Việt còn có thêm trò mị dân, chễm trệ treo bản tu chính án số một thật to giữa phòng tiếp tân của tòa soạn.
Hãy nhìn cung cách làm báo lố bịch và cạnh tranh bất chính của tờ Sàigòn Nhỏ của mụ nạ giòng Hoàng Dược Thảo. Vừa thấy báo Người Việt lâm nạn đã nhảy vào đánh hôi, ăn có. Thay vì tường trình sự việc cho độc giả, bà Hoàng Dược Thảo lại vỗ háng bành bạch kêu gọi biểu tình, cấm đọc, cấm bán báo Người Việt. Thật là một trò trơ trẽn, rẻ tiền của nhà báo không tôn trọng tự do ngôn luận, dân chủ vậy mà luôn miệng kêu gọi tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Qua sự kiện Vũ Quí Hạo Nhiên của báo Người Việt cho thấy sự chưa trưởng thành trong lãnh vực tự do ngôn luận của cộng đồng người Việt hải ngoại. Bất cứ sự việc gì xảy ra trong cộng đồng đều có phe bênh, phe chống. Phụ tá Chủ bút Vũ Quí Hạo Nhiên chọn đăng hai ý kiến trái chiều về biến cố 30 tháng 4, 1975 là hành động chính đáng, đúng với thiên chức của một nhà báo lương thiện. Đây cũng là mục diễn đàn của độc giả, hãy để những độc giả khác cùng lên tiếng để xem ý kiến nào thuyết phục nhất. Trò chơi dân chủ là mọi ý kiến đều có giá trị ngang nhau, sẽ không có chỗ cho những tư tưởng tụt hậu, lỗi thời là ý kiến này làm lợi cho cộng sản hay ý kiến gây hại cho quốc gia.
ông Chủ nhiệm Phan Huy Đạt đã tỏ ra độc tài còn hơn bất cứ nhà độc tài nào trên thế giới này. ông ta đã có hành động vội vã hành quyết Vũ Quí Hạo Nhiên bằng cách bịt mắt chém bay đầu mà không có thủ tục của xã hội tự do dân chủ, không cho anh ta cơ hội được biện hộ về những quyết định có tính động não để khơi dậy một cuộc tranh luận đầy lý thú. Tệ hơn nữa là những đồng nghiệp của anh ta, những người đã từng tốt nghiệp đại học báo chí Mỹ, hiểu rất rõ vai trò tự do ngôn luận mà người Mỹ yêu chuộng đặt nặng hàng đầu, không một người nào trong nhóm này có can đảm đứng ra bênh vực Vũ Quí Hạo Nhiên. Thật đáng tiếc cho những nhà báo trẻ này. Họ đã đánh mất cơ hội bày tỏ thái độ về những điều đã hấp thụ được từ nền văn hóa nước Mỹ. Nếu như sợ bể nồi cơm khi lên tiếng, báo chí không phải là nơi chốn cho các bạn trẻ này, nên đi tìm một chân bưng phở có lẽ tốt hơn.
Lá thư xin lỗi của ông Phan Huy Đạt cho thấy thái độ báo chí hèn nhát, thích đi bằng đầu gối của những trí thức hèn nhát. Oâng gọi những ý kiến của ông Sơn Hào là hàm hồ vì nói ngược lại những ý kiến như cộng sản tàn ác, cộng sản ngu dốt, cộng sản cướp nước, bán đất, dâng biển, tay sai cho ngoại bang… Thật ra, ông Phan Huy Đạt chính là người hàm hồ. Tờ báo Người Việt của ông mở diễn dàn cho độc giả đóng góp ý kiến. Oâng Sơn Hào đóng góp ý nghĩ thật bằng niềm tin và cảm nhận của ông ta về ngày 30 tháng 4, 1975, tại sao gọi là hàm hồ? Phải chăng những bài bình luận dài lê thê của Vũ Ánh khi còn làm cho báo Người Việt, hay những bài bình luận của Ngô Nhân Dụng hiện nay, và những bài báo thả dàn nói xấu chính quyền cộng sản Việt Nam bất chấp lý lẽ, bất chấp sự thật mới không hàm hồ!
Thật ra, với những ông trí thức hèn nhát trong làng báo hải ngoại như Phan Huy Đạt, thiếu can đảm như Vũ Ánh, Vũ Quang Ninh, Ngô Nhân Dụng, trách gì giới quân nhân võ biền, độc tài như Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu và đám nhố nhăng còn lại như Vi Anh, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Thanh Hiền, Trần Phong Vũ, ký sinh trùng Ngô Kỷ, và kẻ sống bám vào váy quần đàn bà Lý Tống không bắt quỳ lạy liên tục.
Đã đến lúc các ông trí thức, nhà báo khiếp nhược này nên bẻ bút bước vào quan tài tự dóng nắp lại để cho giới trẻ đóng thêm vài cây đinh để các ông không còn làm trò hề cho tự do ngôn luận thêm giây phút nào nữa.
James DU

6 nhận xét:

  1. Lá thư xin lỗi của ông Phan Huy Đạt cho thấy thái độ báo chí hèn nhát, thích đi bằng đầu gối của những trí thức hèn nhát.

    Trả lờiXóa
  2. Đã đến lúc các ông trí thức, nhà báo khiếp nhược này nên bẻ bút bước vào quan tài tự dóng nắp lại để cho giới trẻ đóng thêm vài cây đinh để các ông không còn làm trò hề cho tự do ngôn luận thêm giây phút nào nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Thái độ hèn nhát làm báo theo lề phải dẫn dắt quần chúng sai lạc

    Trả lờiXóa
  4. Không dám nói lên sự thật mà lại đi bịa đặt đâu phải là làm báo?

    Trả lờiXóa
  5. Đây đâu gọi là báo và cái bọn viết bài cũng đâu đáng đwocj gọi là nhà báo. Chúng chỉ là một bọn tạp nham vô học thức, chỉ thích phá hoại nơi đã sinh ra ông bà tổ tiên chúng, sinh ra chúng mà thôi. Biết đường thì hãy bỏ ngay cây bút xuống, về quê mà cày cuốc, đừng làm bẩn ngòi bút, làm ô danh nghề báo. Nếu không nhữg nhà báo chân chính sẽ không tha cho chúg mày đâu

    Trả lờiXóa